Đối với hầu hết các ngôi nhà vừa và nhỏ, diện tích bếp không đặc biệt rộng rãi. Ví dụ, nếu căn bếp nhà bạn chỉ khoảng 4m2 nhưng bạn muốn cải tạo để nó trở nên dễ sử dụng và thiết thực thì tốt nhất bạn nên tuân thủ “4 điều không nên làm” sau đây.

1. Không lắp đặt mặt bàn bếp có chiều cao chênh lệch nhau

Nếu nhà bếp của bạn có diện tích tương đối lớn và mặt bàn bếp dài thì không có vấn đề gì với thiết kế này. Tuy nhiên, nếu bếp của nhà bạn không rộng rãi, chẳng hạn như tổng chiều dài của mặt bàn không vượt quá 4m2, thì hãy đừng áp dụng chúng.

ee848a88dde342d4bf0fc76467ce5778noop-1721793254846805893124.jpg

Kiểu thiết kế mặt bếp cao - thấp nối tiếp nhau không xấu, chỉ là chúng không phù hợp với những căn bếp nhỏ.

3617124a4ace4a2d902e64ad4e5e7689noop-1721793266623363122602.jpg

Lấy bố cục bếp hình chữ L với chiều dài mặt bàn là 4m. Sau khi tháo bồn rửa và bếp nấu, vẫn còn một bàn bếp dài khoảng 2,2m, trong đó có cả góc mặt bàn.

Trong trường hợp này, nếu phải làm mặt bàn cao thấp thì phải nâng cao toàn bộ mặt bàn trong khu vực bồn rửa lên. Bằng cách này, thớt không thể đặt ở góc do chênh lệch chiều cao và khu vực này cũng không thể được sử dụng để lưu trữ các thiết bị gia dụng. Điều đó cũng có nghĩa là khu vực đó sẽ trở thành khoảng trống 1 cách vô ích.

photo2024-07-2410-58-36-1721793589878732856359.jpg

Ngoài ra, do mặt bàn chênh lệch chiều cao nên có thêm một góc chết vệ sinh, dễ che giấu bụi bẩn và rất khó để lau chùi.

2. Không lắp bồn rửa đôi

Bồn rửa đôi ban đầu được kì vọng sẽ thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, khi thực sự sử dụng, hầu hết mọi người đều thấy chiếc bồn rửa đôi nhỏ rất không thực tế.

2c805524b5c548b68cd65adace5744c7noop-1721793611859259870267.jpg

Tổng chiều dài của một chiếc bể đôi thông thường là khoảng 60-80cm, và chiều dài trung bình của một chiếc bể là khoảng 40cm, không đủ chỗ cho những loại thiết bị kích cỡ lớn hoặc có tay cầm dài như chảo. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, 1 nửa thiết bị gia dụng sẽ bị lọt ra khỏi bồn rửa, dẫn tới tình trạng nước bắn tung tóe khắp nơi, rất bất tiện.

5997d1728b164d0883db35108cafb4b3noop-17217936314121864009534.jpg

Vì vậy, dù một chiếc bồn rửa đôi nhỏ có đẹp và tinh tế đến đâu thì nó cũng không hữu dụng bằng một chiếc bồn rửa đơn cỡ lớn.

Hơn nữa, chiếc bồn rửa đơn cỡ lớn còn có thể sử dụng kèm theo giá thoát nước, khi rửa rau củ quả có thể chuyển đổi thành bồn rửa đôi đôi chỉ trong vài giây, tiện lợi và vệ sinh hơn.

3. Không lắp dải giữ nước nối  

Hầu hết các gia đình đều có dải giữ nước trên mặt bàn bếp của mình. Chỉ một số ít bàn bếp tối giản ngày nay mới không có.

Mục đích lắp dải giữ nước có thực sự là để ngăn nước? Nhưng gạch ốp tường bếp có sợ nước không?

Xét thấy, nếu để ngăn nước từ mặt bàn rò rỉ xuống dưới tủ thì có khả năng nước sẽ rò rỉ xuống dưới nếu có khe hở ở giữa các dải chống thấm được ghép. Và điều quan trọng nhất là các dải giữ nước được ghép vuông góc sẽ tạo thêm điểm mù vệ sinh, dễ bị ẩm mốc và có thể bám bụi bẩn, gây khó khăn cho việc vệ sinh. Điều này chắc chắn sẽ gây rắc rối cho chính bạn. Vậy tại sao lại có nhiều người làm dải chống thấm mặt bàn cho tủ như vậy?

Nhìn chung, bức tường thô sẽ có phần không bằng phẳng, nhưng rất khó để tìm thấy nó nếu không tham khảo. Nếu người thợ nề không đưa ra hướng dẫn đặc biệt khi lát gạch, nhìn chung anh ta sẽ không san phẳng lại bức tường và sẽ ốp tường trực tiếp.

2b4064e9363c4dce84891c19190d3fdfnoop-1721793701385767454796.jpg

Sau khi lắp đặt tủ, bạn sẽ thấy có một khoảng trống giữa bức tường chưa san phẳng và tủ. Chức năng của dải giữ nước là che đi khoảng trống này, tương tự như chức năng của tấm ốp chân tường truyền thống. 

Nếu không muốn có dải giữ nước, bạn phải thông báo cho thợ nề trước khi ốp tường. Tường phải được san bằng sao cho không có khe hở lớn giữa gạch ốp tường và mặt bàn tủ, chỉ cần dán keo là được.

Nếu bắt buộc phải sử dụng dải giữ nước, bạn cũng không nên lắp dải giữ nước ghép nối mà có thể chọn dải giữ nước tích hợp dạng cong để tránh các góc chết vệ sinh, đẹp hơn và dễ chăm sóc hơn. Tuy nhiên, bạn cần phải thông báo trước cho người bán tùy chỉnh tủ. Tất nhiên, cần phải có thêm tiền.

4. Không lắp đặt trần thạch cao

607e62607ac44c1a984da8e384d66bd9noop-1721793813253182887914.jpg

Trần thạch cao là một tổng thể, không có khe hở, được trang trí bằng đèn downlight, đèn rọi tạo cảm giác tốt về mặt thẩm mỹ nên được nhiều người lựa chọn làm trần thạch cao cho phòng bếp. Tuy nhiên, nếu là căn bếp lớn trong biệt thự thì bạn có thể làm điều này. Còn nếu bếp của bạn chỉ là bếp bình thường có diện tích khoảng 4m2 thì không nên lắp trần thạch cao.

Trước hết, mặc dù không có nước hở trên sàn bếp như phòng tắm nhưng vẫn có nguy cơ rò rỉ nước, thấm nước ở tầng trên. Hầu như toàn bộ trần thạch cao và đèn trong nhà bạn sẽ bị như vậy. 

Ngay cả khi chỉ có một chút nước thấm lên tầng trên thì theo thời gian, tấm trần thạch cao trong căn bếp nhà bạn sẽ bị ẩm mốc và đen thui. 

c7334dbd2e7c4d2c9b1c6f09807a8f81noop-1721793835229367947335.jpg

Hơn nữa, khói bếp tương đối lớn. Ngay cả khi bạn sử dụng máy hút mùi loại tốt thì sau một thời gian dài sẽ xuất hiện vết khói dầu trên bề mặt màu trắng phía trên.

Trong căn bếp của những gia đình bình thường, việc lắp đặt trần tích hợp sẽ thiết thực hơn, tiết kiệm chi phí, dễ chăm sóc, dễ tháo lắp, chống thấm nước và chống nấm mốc.

Thực tế, sau khi dọn vào, bạn sẽ thấy khi nấu nướng, bạn sẽ không ngước lên xem trần nhà có đẹp không mà chỉ quan tâm đến việc có hợp vệ sinh, sạch sẽ hay không.

Hãy chú ý hơn đến các chi tiết khi trang trí căn bếp nhỏ và đừng chạy theo xu hướng một cách tùy tiện.

house-n-home-17218721696071714353752.png

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022