Bến Tre Hotel được văn phòng SDA thiết kế với mục tiêu hòa mình vào thiên nhiên của xứ dừa, tầm nhìn rộng mở ra bối cảnh tự nhiên và vật liệu gạch nung ở địa phương.
Thông tin công trình:
- Địa điểm: Bến Tre, Việt Nam
- Kiến trúc: Sanuki Daisuke architects
- Diện tích: 1875 m²
- Hoàn thành: 2021
- Nhiếp ảnh: Hiroyuki Oki
- Thiết bị: Toto
- Kết cấu: 86 MECHANICAL CONSTRUCTION AND COMMERICAL COMPANY LIMITED
- MEP: Technical Hung Viet Company Ltd.
Công trình khách sạn tọa lạc tại tỉnh Bến Tre, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 80km về phía Tây Nam. Bến Tre là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, khu vực đặc trưng bởi những cánh đồng lúa màu mỡ và rừng dừa trù phú. Dự án thuộc thể loại khách sạn boutique có khoảng 30 phòng, hướng đến đối tượng là khách du lịch và các đoàn du lịch đến đồng bằng sông Cửu Long. Chủ đầu tư muốn khách sạn có chi phí đầu tư thấp và có thiết kế mở, tự nhiên nhất có thể. Khu đất dài và hẹp, có chiều rộng 28m và sâu 128m; mặc dù nằm dọc theo quốc lộ, nhưng khi đi sâu vào trong, khu đất mang đến cái nhìn thoáng qua về những rặng dừa xinh đẹp của xứ dừa Bến Tre.
Khách sạn nằm trên một khu đất dài và hẹp, có cảnh quan đặc trưng của xứ dừa Bến Tre Mặt bằng tầng trệtTuy vậy, công trình rất dài và hẹp do phải chừa lối đi cho các phương tiện khẩn cấp tại chỗ, dẫn đến lối giao thông rất dài. Nhóm thiết kế nghĩ rằng điểm mấu chốt của thiết kế là làm thế nào mời gọi khách tiếp cận vào sâu bên trong công trình mà không làm họ nhàm chán. Thiết kế khách sạn là “Thiết kế của Trải nghiệm”. Trong dự án này, các kiến trúc sư đã nghiên cứu cách để thiết kế một khách sạn độc đáo ở Bến Tre, là nơi mọi người có thể trải nghiệm sự phong phú của thiên nhiên bất chấp những bất lợi của khu đất.
Mặt bằng Lầu 1, 2 và Mái Tầm nhìn từ phòng ngủ về cảnh quan rừng dừa phía xaChuỗi cảm nhận thiên nhiên trù phú của đồng bằng sông Cửu Long. Vì khu đất hình dạng cực kỳ dài và hẹp, công trình chỉ cần một hành lang duy nhất. Điều này có nghĩa là khách sẽ phải đi bộ một quãng đường dài từ lối vào ở đường lộ đến phía sau khách sạn. Do đó, kiến trúc sư đã thiết kế các phòng khách không theo một đường thẳng mà ở các góc khác nhau so với khu đất để toàn bộ tòa nhà có hình zigzag. Cấu trúc bao gồm năm nhóm phòng khách và một hành lang nối tiếp. Vị trí hành lang và cụm phòng khách được hoán đổi ở nút giao thông. Sự sắp đặt này cũng đồng thời mang đến tầm nhìn tốt hơn về bối cảnh xung quanh. Cách sắp xếp này xóa nhòa cảm giác về một hành lang dài mệt mỏi và tạo một trình tự nối tiếp đa dạng và mạch lạc, cho phép du khách thưởng thức nhiều loại cảnh quan khác nhau.
Các không gian mở ra bao cảnh khoáng đạt của tự nhiênPhần lõm vào và gấp khúc của tòa nhà là khu vườn trồng cọ và các loại cây nhiệt đới khác, khi du khách đi bộ dọc theo tầng trệt, thiên nhiên xanh tươi xuất hiện ở mọi góc, mọi nơi theo lối vào, nhà hàng và các không gian chung được thiết kế mở khác. Kiến trúc sư có ý định sẽ khai thác cảnh quan thoáng đãng và rặng dừa đằng xa thông qua các hành lang và cầu thang được bố trí ở các tầng trên.
Mặt đứng từ gạch nung với hoa văn lỗ trống giúp thông gió và lấy sángGạch đất nung: Vật liệu thủ công được sản xuất ngay trong vùng. Tại khu vực ĐBSCL gạch không tráng men được sản xuất tại nhà máy; những loại gạch thủ công này được nung tại một nhà máy gạch ở ngoại ô và được sử dụng cho mặt đứng bên ngoài của công trình này. Từng viên gạch được làm thủ công nên màu sắc không đồng nhất, tạo nên vẻ trầm ấm không thể tìm thấy ở những sản phẩm được làm sẵn với số lượng lớn. Đặc biệt là các bức tường bên ngoài của hành lang tầng hai, tầng ba và của phòng khách, tạo nên mặt tiền của khách sạn, những bức tường gạch với hoa văn lỗ trống, đóng vai trò che mát và là màn chắn cho phép ánh sáng xuyên qua, thay đổi thú vị theo thời gian.
Diagram Mặt đứng hướng Tây Các không gian chung được bố trí cảnh quan bao quanhChất liệu độc đáo này của đồng bằng sông Cửu Long và sự tương phản với cảnh quan thiên nhiên tạo nên vẻ ngoài đặc trưng của khách sạn này so với các khách sạn khác. Các kiến trúc sư có đề xuất là làm cho khách sạn này “Hòa vào thiên nhiên Bến Tre”. Khách đến công trình này sẽ có thể trải nghiệm nhiều khung cảnh khác nhau thông qua giao thông đặc trưng của tòa nhà. Kiến trúc sư đã thiết kế một khách sạn là nơi mà thiên nhiên Bến Tre hiện ra với làn gió ngoài trời dễ chịu chỉ bằng cách đi bộ xung quanh và với ánh sáng tuyệt đẹp thay đổi theo thời gian.
Khách sạn Bến Tre vẫn nổi bật khi màn đêm buông xuốngXem thêm hình ảnh tại đây:
Biên tập: Anh Tuấn | archdaily
XEM THÊM:
- Cải tạo Trường mầm non Dịch Vọng Hậu dựa trên triết lý “học sinh là trung tâm” | Sunjin Việt Nam
- Nhà ở Bình Thạnh: Sống cùng những không gian mở | Sanuki Daisuke architects
- 10 tòa nhà có mặt tiền bằng gạch siêu ấn tượng
- Bến Tre Bungalow – không gian yên bình, mộc mạc bên sông | VTN Architects
- Nga House: Sống trong Khu vườn khoảng trống giữa thành phố đông đúc | Sanuki Daisuke Architects
Nara (奈良市, Nara-shi), là thủ phủ của tỉnh Nara, thuộc vùng Kansai, gần Kyoto. Theo thống kê năm 2003, thành Read more
Kiến trúc sư Koen Olthuis của Waterstudio.nl được Inhabitat đánh giá là kiến trúc sư ngoại lệ, người đi mở Read more
Mỗi đô thị lớn trên thế giới thường nổi tiếng với một dòng sông, và thước đo cho sự phát Read more
Bạn đã bao giờ muốn trồng cỏ ở khu vực cua xe ô tô vào nhà, nhưng bạn lại không Read more
Quần thể khu nghỉ Vạn Lý Trường Thành (Commune by the Great Wall) là một dự án khác thường: một Read more
Trong lần đầu tiên đến thăm vị trí xây dựng công trình KTS. Shigeru Ban đã rất quan tâm đến Read more