Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột khánh thành hồi tháng 2 năm nay là một trong những thiết kế của anh và các cộng sự tại Cát Mộc Healthcare Design thực hiện. Phát triển theo mô hình viện - trường, kết hợp giữa đào tạo - nghiên cứu khoa học - khám chữa bệnh, bệnh viện có quy mô ban đầu 200 giường, tổng mức đầu tư 600 tỷ đồng, giúp người dân Buôn Ma Thuột và khu vực Tây Nguyên không phải lên thành phố để điều trị nhiều bệnh phức tạp, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trung ương. Công trình có tổng diện tích sàn 43.115 m², mang hình thức kiến trúc hiện đại, hệ lam bê tông bao quanh với hình dáng uốn lượn, nhiều không gian cây xanh, giúp giảm căng thẳng cho bệnh nhân khi đến khám chữa bệnh, được nhiều bệnh nhân, y bác sĩ cũng như giới kiến trúc đánh giá cao.

"Ngoại trừ khối Răng Hàm Mặt - Thẩm mỹ phía trước công trình chính được chủ đầu tư tự cải tạo lại từ một công trình cũ, còn lại hình ảnh thực tế nhìn khá giống bản thiết kế. Đây chính là niềm vui lớn nhất của tất cả các kiến trúc sư, không chỉ riêng gì mình tôi, khi bản vẽ trên giấy được thi công ngoài đời thực", kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền chia sẻ về đứa con tinh thần của mình.

1-2547-1656493299.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=yzR9YUOFyESVHPwIn4cZ7A

Thạc sĩ, kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền. Ảnh: CHD

Trong giới kiến trúc sư Việt Nam hiện nay, thạc sĩ Phạm Thanh Truyền từ lâu đã được biết đến là người gắn liền với các công trình bệnh viện, y tế. Anh chia sẻ, trước đây có việc phải vào bệnh viện, anh bị ám ảnh bởi cảnh hai, ba bệnh nhân nằm cùng một giường, ngoài hành lang người nhà bệnh nhân nằm ngổn ngang. Vì thế, khi còn là sinh viên kiến trúc, anh đã ấp ủ khát vọng nghiên cứu sâu về kiến trúc bệnh viện. Với đề tài "Không gian vô khuẩn cho kiến trúc phòng mổ", cậu sinh viên Phạm Thanh Truyền đã giành giải xuất sắc nghiên cứu khoa học tại trường đại học Kiến trúc TP HCM. Khi làm án tốt nghiệp, anh tiếp tục theo đuổi đề tài bệnh viện. Đồ án "Bệnh viện Đại học Quốc gia" giúp anh tốt nghiệp thủ khoa Đại học Kiến trúc TP HCM năm 2003 và đạt giải Nhì giải thưởng Loa Thành toàn quốc. Đây là giải thưởng được tổ chức thường niên, dành cho các đồ án tốt nghiệp xuất sắc của sinh viên các chuyên ngành đào tạo về xây dựng và kiến trúc, do Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Bộ Xây dựng phối hợp tổ chức.

Tốt nghiệp đại học, anh được giữ lại trường làm giảng viên. Trong thời gian giảng dạy, anh không ngừng tìm hiểu, nâng cao kiến thức về thiết kế bệnh viện, cũng như tham gia và đạt được nhiều giải thưởng trong lĩnh vực này. Năm 2004, anh thành lập công ty Thiết kế Kiến trúc Y tế Phạm, sau đổi tên thành Cát Mộc Healthcare Design với tâm huyết xây dựng một thương hiệu "made in Vietnam" chuyên sâu về tư vấn - thiết kế - xây dựng bệnh viện và các công trình y tế. Anh cũng mong muốn qua đó đưa văn hóa Việt vào các công trình y tế nhằm tạo dựng những không gian khám chữa bệnh phù hợp với người Việt, cũng như bắt kịp xu hướng y học hiện đại trên thế giới.

Trong hơn 50 công trình bệnh viện khắp Việt Nam mà kiến trúc Phạm Thanh Truyền đã thiết kế, anh có nhiều kỷ niệm nhất với Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. "Lúc mang công trình đi giới thiệu với chủ đầu tư, nhìn vào danh sách thấy có hơn 10 công ty tham gia dự thi, trong đó có cả một công ty Hàn Quốc rất nổi tiếng về thiết kế bệnh viện đã hình thành trên 40 năm, tôi thấy hơi lo lắng và vô cùng hồi hộp", anh Truyền nhớ lại. Vì thế, khi thiết kế của anh đạt giải Nhất và được Sở Y tế Cần Thơ chọn, niềm vui càng nhân lên. Từ khi anh và các đồng nghiệp bắt tay vào thiết kế (năm 2009) đến khi công trình hoàn thiện (2015), có những khó khăn xuất hiện, có những lúc phải thay đổi thiết kế cho phù hợp thực tế khiến anh nhiều đêm thức trắng. Đổi lại, công trình đã giành giải Bạc - Giải thưởng Kiến trúc quốc gia năm 2016.

1a-2953-1656493299.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=7JMoq5KsU_dHiWPCtCQtnw

Mô hình bệnh viện Nhi đồng Thành phố Cần Thơ trong thiết kế của của kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền và các đồng nghiệp. Ảnh: CDH

Bệnh viện được xây dựng trên khu đất hơn 44.000 m2, trong đó diện tích dành cho xây dựng chỉ gần 14.000 m2 (xây 9 tầng thường và một tầng mái), còn lại là cây xanh, khu vui chơi của trẻ. "Yếu tố tâm lý trong trị bệnh là vô cùng quan trọng, nhất là đối với bệnh nhi. Vì thế, ý tưởng tạo ‘công viên cổ tích’ ngay từ cổng bệnh viện đã được đề cao, thu hút trẻ bằng sự phối màu và công viên cây xanh sân trong được bày trí liên quan đến những câu chuyện cổ tích quen thuộc. Đây là một trong những thủ thuật khi thiết kế công trình về y tế", kiến trúc sư Truyền chia sẻ. Công trình này đã đưa anh vào danh sách 100 kiến trúc sư tiêu biểu của năm 2017 - "100 architects of the year" tại Đại hội Liên hiệp Hội Kiến trúc sư Quốc tế - UIA 2017, tổ chức ở Seoul, Hàn Quốc.

1a-png-6605-1656493299.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=PrRvkhsi2WheUgEn1UXnAQ

Thạc sĩ, kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền tại lễ vinh danh "100 Kiến trúc sư của năm 2017" tại Đại hội Liên hiệp Hội Kiến trúc sư Quốc tế - UIA 2017, tổ chức ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: NVCC

Cùng với Cát Mộc Healthcare Design, kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền còn giành hơn 10 giải thưởng với các thiết kế bệnh viện khác như: Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng II, Bệnh viện đa khoa Cần Thơ... Năm 2014, Cát Mộc được tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận là "Đơn vị Tư nhân Thiết kế Bệnh viện nhiều nhất Việt Nam".

1aa-5494-1656493299.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=tPPKWGhrl596UBbjQgZ16A

Công ty thiết kế kiến trúc y tế Phạm (tên cũ của Cát Mộc Healthcare Design) nhận giấy Xác lập kỷ lục "Đơn vị Tư nhân Thiết kế Bệnh viện nhiều nhất Việt Nam" năm 2014. Ảnh: CHD

Đúc kết những gì mình trải qua trong thực tiễn, kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền đã xuất bản cuốn "Nguyên lý thiết kế bệnh viện đa khoa" năm 2011 với mong muốn chia sẻ lại những chuẩn mực trong thiết kế bệnh viện. Anh cũng sáng lập giải thưởng Hospital Design for Student (HDS) dành cho các sinh viên kiến trúc thực hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài thiết kế bệnh viện. "Qua giải thưởng này, tôi mong muốn tìm ra những nhân tài tích cực, có cùng đam mê và được huấn luyện chuyên môn cao phục vụ cho công việc thiết kế bệnh viện và các công trình y tế một cách chuyên nghiệp", anh nói.

Xem thêm hình ảnh một số bệnh viện do Cát Mộc Healthcare Design thiết kế:

  
1-302-1656491076-1119-1656493299.jpg?w=300&h=180&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ajAgUpzHvCcyLEXkAveA8g
2-9951-1656491077-1981-1656493299.jpg?w=300&h=180&q=100&dpr=1&fit=crop&s=BewlSHX5s-7wQkNDeu1Fcg
3-6181-1656491077-3217-1656493299.jpg?w=300&h=180&q=100&dpr=1&fit=crop&s=FsEp-k7DP4tFczM-8BhAGQ
5-3694-1656491078-6677-1656493299.jpg?w=300&h=180&q=100&dpr=1&fit=crop&s=7hAf0vwwk1vNWk_DSIzX1w
1b-3984-1656491179-3345-1656493299.jpg?w=300&h=180&q=100&dpr=1&fit=crop&s=U-9ofRpGJHndOXvx_6rJ0g

Theo kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền, như các lĩnh vực thiết kế khác, kiến trúc y tế cũng phải đáp ứng được 4 yếu tố cơ bản là: công năng, thẩm mỹ, tính bền vững và kinh tế. Công trình y tế phức tạp hơn các công trình khác vì có nhiều đối tượng cùng lúc sử dụng (bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, cán bộ nhân viên hành chính, bác sĩ, y tá...). Đặc thù ngành y tế có rất nhiều loại máy móc đòi hỏi kiến trúc sư phải biết gần như thuộc lòng để thiết kế. Hơn nữa, công nghệ chẩn đoán, máy móc y khoa phát triển hàng ngày, nếu kiến trúc sư không cập nhật thì rất khó để thiết kế và bố trí chính xác.

"Có thể những loại kiến trúc khác yêu cầu tính thẩm mỹ hay tính kinh tế đặt lên hàng đầu, nhưng một công trình bệnh viện mà công năng không đáp ứng được thì sẽ không mang lại ý nghĩa", kiến trúc sư Truyền khẳng định. Việc am hiểu tường tận các loại vật liệu xây dựng phù hợp với công trình y tế cũng không kém phần quan trọng cho yêu cầu của một kiến trúc sư chuyên thiết kế về bệnh viện.

Kim Anh

Thạc sĩ, kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền là người sáng lập đồng thời là tổng giám đốc của Cát Mộc Group, đơn vị sở hữu các thương hiệu về kiến trúc, xây dựng, đào tạo, giải trí... Trong đó, công ty chuyên về thiết kế bệnh viện mang tên Cát Mộc Healthcare Design CHD.

Trụ sở chính: 436B/6 Ba Tháng Hai, P.12, Q.10, TP HCM.

[W]: cmg.vn [E]: chd@cmg.vn [H]: 1900 75 75 76 [M]: 090 919 76 88, 0966 68 04 68

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022