Cây cầu Providence hoạt động như một khu trung gian của đô thị giúp gia tăng kết nối giữa các điểm bờ sông, phát triển kinh tế, khuyến khích kết nối cộng đồng và tương tác xã hội.

Thông tin công trình:

  • Tên công trình: Cầu đi bộ Providence
  • Địa điểm: Mỹ
  • Văn phòng Kiến trúc: Buro Happold, inFORM studio
  • Diện tích: 15170 ft²
  • Năm hoàn thành: 2020
  • Ảnh: Steve Kroodsma
1-6-1.jpg

Vào giữa thế kỷ 20, sự kết nối của thành phố Providence đã bị gián đoạn đột ngột bởi việc xây dựng Xa lộ Liên tiểu bang I-195. Việc xây dựng liên tiểu bang này đã cắt đứt quận chính và bờ sông khỏi trung tâm thành phố. Năm 1995, Quỹ Providence và Thành phố Providence đã yêu cầu di dời Xa lộ Liên tiểu bang I-195 để kết nối lại và tái khởi động lại khu vực này.

Sau những nỗ lực của các cơ quan, tổ chức, chủ doanh nghiệp, cư dân và các tổ chức phi lợi nhuận, Providence đã được kết nối lại và trở thành thành phố ngày càng phát triển hơn sau một thập kỷ.

Vào tháng 8 năm 2019, cầu đi bộ trên sông Providence mở cửa và các hoạt động được tổ chức nhiều hơn, đó là bằng chứng rõ ràng về cách quy hoạch thông minh và thiết kế chu đáo có thể mang lại sự xúc tác về cả mặt xã hội lẫn kinh tế. Cây cầu hoạt động như một khu trung gian của đô thị, không chỉ tạo ra kết nối trực tiếp giữa các công viên bờ sông mới mà còn tạo ra nhiều cơ hội để tăng trưởng kinh tế và tổ chức các chương trình khuyến khích kết nối cộng đồng và tương tác xã hội.

2-5-1.jpg3-7-1.jpg4-8-1.jpg

Là một phần của kế hoạch tổng thể công viên bờ sông, cầu đi bộ Providence có nhiệm vụ quan trọng trong việc hợp nhất các không gian phía Đông và Tây của công viên, tạo thành một môi trường công cộng tích hợp cả điều kiện môi trường đô thị và tự nhiên.

Phía Đông của cây cầu tách thành các hướng khác nhau hướng về phố James, đường giao thông, các đường di chuyển dọc bờ sông theo hướng Bắc, Nam. Phía Tây có một công viên rộng 4,5-acre (1 acre = 4.046 m2) được thiết kế để mở rộng tầm nhìn và gia tăng sự kết nối với trung tâm thành phố, khu đi bộ dọc bờ sông và cung đường Jewelry.

5-7-1.jpg6-8-1.jpg7-6-1.jpg

Kết cấu của cây cầu được cân nhắc trong khâu lập trình, dựa trên yêu cầu về định hướng tiếp cận, quan điểm, lịch sử của Providence và tương lai của sự đổi mới.

Từ các mẫu tàu thế kỷ 17 – 18 đến các nhà máy trang sức cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, cùng với các công trình bằng gỗ đặc trưng, chúng đã đem lại nhiều vẻ đẹp nổi tiếng của một Providence cổ kính. Công trình gỗ ngày nay vẫn được đánh giá cao cho tính cách và sự ấm áp của một thế giới xưa cũ. Với những cải tiến hiện đại, vật liệu linh hoạt này đã được sử dụng để ghi lại các đặc điểm chính thức gợi nhớ đến những con tàu lịch sử đồng thời chuyển sang một giải pháp đương đại sáng tạo.

Cầu đi bộ trên sông Providence được kết hợp dựa trên các vật liệu truyền thống, đá granit và gỗ tạo một sự kết nối liền mạch giữa phía Đông và phía Tây. Kết quả dự án đã được đánh giá như một giải pháp thiết lập tiền lệ cho một số dự án cầu đường, giải quyết việc tái sử dụng cơ sở hạ tầng công cộng bị bỏ hoang.

8-3-1.jpg

Việc thiết lập cầu đi bộ giúp tăng cường kết nối các khu dân cư, khu thương mại, du lịch và văn hóa. Hơn nữa, cây cầu mở ra tiềm năng cho các nút diễn giải môi trường để hướng tới giáo dục cho cả người dân và du khách về lịch sử và hệ sinh thái của các con sông như Providence, Seekonk, Taunton cũng như Vịnh Narragansett.

9-1-1.jpg

Providence phát triển cả về nghệ thuật, văn hóa và du lịch cùng với tầm nhìn cho công viên bờ sông, cho phép thành phố tiếp tục nổi lên như một điểm đến văn hóa quốc tế. Cách tiếp cận thiết kế của cây cầu được coi là động lực tạo ra thông qua nhiều sự kiện và lễ hội như: Sound session, PrideFest, PRONK!, cùng với sự tích hợp của WaterFire.

Thiết kế của cây cầu có thể sử dụng với tần suất lớn, do đó nơi đây có thể trở thành một không gian đô thị được kết nối từ DownCity và Khu Jewlry, quận Innovation với công viên bờ sông phía Tây đến công viên bờ sông phía Đông.

10-10.jpg

Biên dịch | Hương Lan (Nguồn: Archdaily)

XEM THÊM:

  • Cầu đi bộ ở bãi biển Bayraklı – Nơi kết nối con người với thiên nhiên | Notarchitects + Notmimarlik
  • Cầu Vồng – Cầu đi bộ lấy cảm hứng từ sóng biển
  • Cây cầu đi bộ với phong cách mới tại Adelaide, Úc / TCL, Aurecon và TZG

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022