Nói thật đi, hiện tại bạn đang sống "cháy" hết mình, tận dụng từng đồng lương đển tận hưởng, hay đang tiết kiệm cho kế hoạch xa hơn?
Nhiều người cho rằng thời trẻ tiết kiệm là chuyện không cần thiết, vì thanh xuân ngắn ngủi, không tận hưởng ngay thì còn đợi đến khi nào?
Đây hoàn toàn là sự lựa chọn của mỗi người. Người sống tiết kiệm cũng có mục đích của riêng, vì họ hiểu được 4 điều sau đây:
1. Đừng nghe câu: "Để dành tiền là gì? Có thể sống tốt hơn không?"
Chắc hẳn bạn đã nghe không ít người nói câu này. Câu hỏi đầy sự mỉa mai, nghi ngờ về lợi ích của việc tiết kiệm tiền.
Nếu bạn không thể nghe lọt tai những lời này thì cứ việc tránh xa. "Gần mực thì đen", đừng để bản thân bị đồng hóa bởi những tư tưởng đó. Hãy làm bạn với những người lạc quan về tương lai hơn.
Người có 15 ĐẶC ĐIỂM này xứng đáng kết thân làm bạn cả đời, thấu hiểu lẫn nhau, "xa mặt cách lòng" cũng trở thành vô nghĩa
Bản thân tôi tốt nghiệp và đi làm đã 3 năm mới hiểu ra sự quan trọng của việc chuẩn bị cho tương lai. Hơn nữa, thời đại ngày nay tốc độ đào thải rất nhanh, nên hiện tại tôi không còn chi tiêu không kiểm soát.
Thế nhưng bạn bè tôi lại cảm thấy việc làm của tôi như cái gai trong mắt. Họ nói: "Còn trẻ, không tiêu tiền thì làm gì? Cố gắng đi du lịch, tận hưởng cuộc sống hết sức có thể. Đợi đến già rồi thì làm sao tận hưởng?".
Cách nghĩ này không hề sai, nhưng nó chỉ đúng với người tự tin bản thân có đủ đầy tiền bạc cho tương lai. Còn tôi thì không.
Quả nhiên! Cuộc sống hiện tại của tôi tốt hơn những người bạn kia rất nhiều. Tôi tiết kiệm vì để đến năm 60 tuổi vẫn có thể ung dung mà sống. Có tiền thì làm gì mà chẳng được!
2. Đừng nghe câu: "Chẳng biết ngày mai bản thân còn sống không, cứ sống thoải mái trước rồi tính sau!"
Chúng ta thật sự không thể biết được ngày mai sẽ xảy ra chuyện gì. Nhiều người lấy cái cớ "sống nay, chết mai" để tiêu xài thoải mái. Nhưng thật ra, so với trường hợp "ngày mai xảy ra biến cố" thì tuổi thọ trung bình của con người lại lớn hơn rất nhiều, tận 70-80 tuổi.
Vậy nếu bạn sống đến 80 tuổi thì phải làm thể nào? Tiêu bạc đâu xài, trong khi trước đó đã chi tiêu như vung tiền qua cửa sổ?
Chuẩn bị trước cho tương lai không bao giờ là thừa. Như vậy mới đủ đầy cảm giác an toàn. Đương nhiên, nếu kinh tế cho phép, tôi cũng sẽ tận hưởng hiện tại với điều kiện không ảnh hưởng đến kế hoạch tương lai.
3. Hiện tại khó khăn có thể không hạnh phúc. Nhưng khi già đi, vừa không có tiền vừa yếu ớt, vậy thì chắc chắn không hạnh phúc
Một số người già ngày ngày ngồi uống trà, thong thả đọc báo, vì thời trẻ họ đã có sự chuẩn bị. Song, một số người già lại không được như vậy. Từ gương mặt cũng có thể đoán được cuộc sống không hề dễ dàng, sức khỏe lại không hề khả quan.
Tôi đang phấn đấu để trở thành trường hợp đầu tiên. Đương nhiên, ở đây chúng ta không tính đến những mảnh đời cơ cực khó khăn từ ban đầu. Bản thân tôi không hề muốn đến lúc già đi rồi giơ tay chờ đợi phụ cấp của con cháu. Tuổi già sức yếu ít nhiều cũng là gánh nặng cho thế hệ sau. Vậy nên tôi cố gắng không làm phiền đến người khác về chuyện tiền bạc.
4. Đột nhiên bị mất việc thì phải làm sao? Tuổi tác cũng không còn nhỏ, nếu ngay cả tiền cũng không có thì lại càng thảm hơn
Bất kể hiện tại tôi tài giỏi thế nào, thu nhập ổn định ra sao, nhưng tôi cũng không thể bảo đảm công việc theo mình đến hết đời. Cho dù công ty hoạt động tốt đến mấy cũng không thể chắc chắn luôn trụ vững trước những lần đào thải của thời cuộc.
Đợi đến già, dù bạn muốn làm việc kiếm tiền thì sức khỏe cũng không cho phép. Vậy nên tiết kiệm cho tương lai không bao giờ là sai.
Giữa khác biệt giữa người có sự chuẩn bị và người không có chuẩn bị sẽ được bóc trần từ 10 đến 20 năm sau. Hy vọng mỗi người chúng ta luôn chi tiêu một cách lý tính, sống có kế hoạch để hưởng trọn hạnh phúc.
(Nguồn: Zhihu)
https://afamily.vn/toi-song-tiet-kiem-vi-hieu-duoc-4-dieu-nay-nho-vay-ma-luon-yen-tam-ve-tuong-lai-khong-lo-so-thieu-thon-20220715141714417.chn