Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nhi khoa Phát triển và Hành vi với gần 10.000 trẻ em ở độ tuổi tiểu học về việc nhà, kết quả cho thấy, những người làm việc nhà đạt điểm cao hơn trong các chỉ số dự báo cáo về kỹ năng xã hội, khả năng học tập, các mối quan hệ bạn bè và sự hài lòng trong cuộc sống.

Một nghiên cứu kéo dài 75 năm của Harvard cũng kết luận rằng trẻ em làm việc nhà sẽ thành công hơn khi trưởng thành. Họ thành công vì có được nguyên tắc làm việc bằng cách làm việc nhà.

v1-16719745977221051271620.jpg

Ảnh minh họa

Julie Lythcott-Haims, cựu trưởng khoa hỗ trợ sinh viên năm nhất thuộc Đại học Stanford và là tác giả cuốn sách "How to raise an adult" (Tạm dịch "Cách nuôi dạy một đứa trẻ trưởng thành"), chia sẻ với tờ Tech Insider: "Bằng cách giao việc nhà cho trẻ như đi đổ rác, tự giặt quần áo, bạn sẽ giúp trẻ nhận ra: Mình phải làm những công việc thường ngày trong cuộc sống để trở thành một phần của cuộc sống ấy".

Một khi lớn lên và cần sống tự lập thì các kỹ năng nấu nướng, giặt giũ, dọn dẹp hay dự toán thu chi sẽ trở nên rất cần thiết. Những điều này lại không được dạy đầy đủ ở trường vì vậy hướng dẫn con ở nhà thậm chí còn quan trọng hơn.

Lythcott-Haims cũng từng diễn thuyết nghiên cứu này về trẻ em được bà đúc rút từ Harvard Grant Study – nghiên cứu dài hơi nhất, toàn diện nhất từng được tiến hành từ trước đến nay của trường Y thuộc Đại học Harvard tại một sự kiện trực tiếp của Ted Talks.

Nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ thường xuyên làm việc nhà thường đạt được thành công trong cuộc sống - điều mà các bậc cha mẹ đều mong muốn ở con cái. Vì bọn trẻ còn nhỏ, chúng có thể sẽ khiến mọi việc rối tung, lộn xộn hoặc mắc vô số lỗi... Đó cũng có thể làm những lỗi tương tự chúng sẽ mắc phải khi đi làm. Những công việc trong nhà sẽ là kinh nghiệm đầu tiên về "nơi làm việc" cho trẻ.

Việc thực hiện một công việc nào đó trong gia đình có thể trở thành một ví dụ điển hình, giúp trẻ thấy được trở thành một thành viên hữu ích của một nhóm là như thế nào. Các thành viên trong gia đình có thể tin tưởng, giúp đỡ nhau và sẽ xảy ra hậu quả khi có một thành viên không đáp ứng được kỳ vọng của những người khác. Tuy nhiên, lỗi lầm trong gia đình sẽ dễ dàng được bỏ qua hơn. Và nó sẽ trở thành bài học tốt giúp trẻ phát triển kỹ năng làm việc đội nhóm thật vững vàng khi ở trường hoặc khi đi làm sau này.

"Bằng cách bắt trẻ làm việc nhà, trẻ sẽ sớm nhận ra mình phải làm công việc của cuộc sống để trở thành một phần của cuộc sống", Julie Lythcott-Haims, nói.

Thông thường, chỉ khi sống xa gia đình chúng ta mới cảm thấy trân trọng những công việc hàng ngày cha mẹ đã làm. Trẻ con cũng đến lúc phải trải qua điều đó, tuy nhiên nếu cha mẹ giao cho chúng làm việc vặt thì cái nhìn sâu sắc này sẽ đến với chúng sớm hơn.

v2-1671974597741414759478.jpg

Ảnh minh họa

"Nếu bố mẹ miễn giảm việc nhà cho con cái, khi đến tuổi trưởng thành, chúng sẽ đi làm mà vẫn đợi chờ một danh sách việc do người khác tạo sẵn để làm theo, nhưng sẽ không ai tạo sẵn danh sách đó. Quan trọng hơn, đó là sự thiếu nội lực, thiếu phản xạ để bắt tay vào công việc. Làm sao "đứa trẻ trưởng thành của bạn" có thể thành công khi chúng chỉ có thể nhìn xung quanh rồi suy nghĩ, làm sao để tôi trở nên hữu ích cho đồng nghiệp, làm sao tôi có thể dự kiến trước vài bước cho điều mà ông chủ cần?", Lythcott-Haims phân tích.

Mọi người thường than thở rằng việc nhà chiếm hết thời gian dành cho lũ trẻ. Tuy nhiên nếu cùng làm, thì khoảng thời gian này có thể tạo ra những khoảnh khắc đặc biệt giữa trẻ và người lớn. Những đứa trẻ luôn muốn được giúp đỡ sẽ cảm thấy mình quan trọng và giá trị của mình được nâng lên. Những cô cậu tuổi thiếu niên hay thay đổi thất thường thì có thể sẽ mở lòng, khi cùng thực hiện một "nhiệm vụ" nào đó.

Nên giao việc nhà cho trẻ từ mấy tuổi?

Bắt đầu làm việc nhà mang lại nhiều lợi ích cho trẻ. Nghiên cứu của phó giáo sư về giáo dục gia đình Marty Rossmann, Đại học Minnesota, Mỹ, cho thấy "yếu tố dự đoán tốt nhất về thành công của thanh niên ở độ tuổi giữa 20 là đã tham gia vào các công việc gia đình khi 3 hoặc 4 tuổi. Nếu tận 15 tuổi trở lên mới tập làm việc nhà thì dự đoán này không còn tác dụng".

"Có vẻ như trẻ em sẽ học được trách nhiệm từ việc nhà nếu chúng bắt đầu khi còn nhỏ", Marty Rossmann nói.

Khi con thành thạo việc rửa bát hoặc thu dọn đồ giặt, con có thể tự mình thực hiện công việc ngày càng nhiều. Những công việc tưởng như không đáng kể như dọn bàn hay gấp đồ giặt, trên thực tế là những khối xây dựng nhỏ bé giúp hình thành tính độc lập.

v3-16719745977881811537254.png

Ảnh minh họa

Một khi bắt đầu sớm, công việc nhà trở thành thói quen, nghĩa là cha mẹ ít phải nói nhiều, con cái ít phải thoái thác. Khi một đứa trẻ đủ lớn để làm theo những hướng dẫn đơn giản, bạn có thể bắt đầu giao các việc như thu dọn đồ chơi, cất quần áo vào thùng, cho cá hoặc thú cưng ăn. Con sẽ bắt đầu cảm thấy mình là một phần của "đội". Bạn có thể giúp đỡ con giai đoạn đầu bằng việc làm cùng nhau, chẳng hạn cùng chuẩn bị bữa tối hoặc dọn dẹp nhà cửa.

Bản chất tự nhiên của trẻ là thích được giúp đỡ, chúng muốn được làm người khác hài lòng. Tận dụng sự nhiệt tình sẵn có này, hãy chấp nhận trẻ làm việc không hoàn hảo, nhưng theo thời gian, con sẽ giỏi hơn.

c4-16715047592301195653144-0-0-480-768-crop-1671504776187162514887.jpg9 hành vi của cha mẹ "giết chết" sự thành công của con

GĐXH - Vội vàng giải cứu ngay khi trẻ chớm gặp khó khăn có thể khiến chúng không thể học được cách tự vượt qua thử thách.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022