VNE-Plane-9395-1728720816-8463-1731383457.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=QvEsFVSdlH_eQbixkp-4Bg

Mô phỏng máy bay X-37B phanh khí động nhờ lực cản của khí quyển Trái Đất. Ảnh: Boeing Space

Thông thường, khi thay đổi quỹ đạo, vệ tinh sẽ sử dụng động cơ đẩy và cần phải có nhiên liệu. Điều này đồng nghĩa mỗi vệ tinh chỉ có thể thực hiện một số lần đốt cháy giới hạn trước khi cần được tiếp nhiên liệu hoặc đưa ra khỏi quỹ đạo. Lực lượng Không gian Mỹ cho biết, phanh khí động là sử dụng ma sát, lực cản từ khí quyển Trái Đất để hạ thấp quỹ đạo nhưng sử dụng tối thiểu nhiên liệu, theo Live Science hôm 10/11.

Trong video, đại diện Boeing cho biết thao tác này sẽ giúp thay đổi độ cao của X-37B. Sau khi chuyển từ quỹ đạo hình elip cao sang hình tròn thấp hơn, máy bay vũ trụ sau đó sẽ giải phóng các bộ phận module dịch vụ. Những bộ phận này sẽ ở trên quỹ đạo trong thời gian ngắn hơn nhiều so với giải phóng ở quỹ đạo cao, qua đó giảm bớt rác thải vũ trụ.

he-lo-video-may-bay-vu-tru-toi-mat-cua-my-thu-nghiem-giam-qu-1731381025.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=fit5D2pfRzw30Bv-BsIiCw
Hé lộ video máy bay vũ trụ tối mật của Mỹ thử nghiệm giảm quỹ đạo

Video: Boeing Space

John Ealy, kỹ sư của Boeing, giải thích, khi phanh khí động, họ sử dụng lực cản khí quyển để giảm dần điểm viễn nhật cho đến khi đạt được quỹ đạo mong muốn. "Khi làm điều này, chúng tôi tiết kiệm được một lượng lớn nhiên liệu, và đó là lý do tại sao phanh khí động quan trọng", John Ealy nói trong video.

Video của Boeing về thao tác phanh khí động cho thấy X-37B, giống như máy bay, thay đổi tư thế, hướng mà nó đối diện so với hướng quỹ đạo, để "bụng" phẳng hướng về phía trước khi mũi hướng lên, quay mặt ra khỏi Trái Đất. Hình ảnh cũng cho thấy mặt dưới rộng và phẳng hơn của tàu vũ trụ phát sáng màu cam do sức nóng tạo ra khi gặp lực cản (một loại ma sát) do khí quyển Trái Đất tạo ra, làm nó chậm lại.

"Thao tác đầu tiên này của X-37B là một cột mốc cực kỳ quan trọng đối với Lực lượng Không gian Mỹ khi chúng tôi tìm cách mở rộng khả năng hoạt động trong lĩnh vực đầy thách thức này", Lãnh đạo Lực lượng Không gian Mỹ khen ngợi nhóm X-37B vì đã thử nghiệm thao tác mới lạ này trong một tuyên bố.

Nhiệm vụ gần đây nhất của X-37B, được gọi là OTV-7 (viết tắt của "Phương tiện Thử nghiệm Quỹ đạo-7"), đã chứng kiến tàu vũ trụ được phóng lên trên tên lửa Falcon Heavy của SpaceX lần đầu tiên, đưa tàu vũ trụ lên quỹ đạo hình elip (hoặc hình bầu dục) ở độ cao không xác định.

Giống như tất cả các chuyến bay X-37B khác, rất ít thông tin được biết về OTV-7 ngoài việc chuyến bay đang thử nghiệm tác động của bức xạ không gian và công nghệ "nhận thức miền không gian". Có thể hiểu là công nghệ mới để giúp Lực lượng Không gian Mỹ theo dõi giao thông quỹ đạo và những gì tàu vũ trụ khác đang làm trên quỹ đạo Trái Đất.

Sau thao tác phanh khí động, X-37B sẽ tiếp tục các mục tiêu thử nghiệm. Máy bay vũ trụ sau đó sẽ rời khỏi quỹ đạo và hạ cánh như 6 nhiệm vụ trước.

X-37B là máy bay vũ trụ không người lái thuộc sở hữu của Không quân Mỹ. Không quân Mỹ có hai máy bay X-37B để sử dụng luân phiên và đã tiến hành 6 nhiệm vụ kể từ năm 2010. Chuyến bay hiện nay của X-37B là nhiệm vụ thứ 7. X-37B phóng lần đầu trên tên lửa Atlas V của United Launch Alliance năm 2010.

Bảo Anh (Theo Live Science)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022