Vì sao nên vo gạo trước khi nấu cơm?

Một nghiên cứu của Đại học Kinh doanh và Công nghệ Bắc Kinh (Trung Quốc) được công bố mới đây cho biết, dù có vo gạo hay không cũng không ảnh hưởng đến độ dính và dẻo của hạt cơm sau khi nấu chín.

nuoc-vo-gao1-1534.jpg

Vì độ dính và dẻo của hạt cơm không phụ thuộc vào tinh bột bề mặt mà là do một dạng tinh bột khác gọi là amylopectin. Chúng sẽ hình thành trong quá trình nấu.

Dù vậy, nhóm nghiên cứu nhận thấy vo gạo nhiều lần cũng hết sức cần thiết. Vo gạo không chỉ giúp rửa trôi bụi bẩn, vỏ trấu còn sót lại mà còn cả côn trùng và nhiều tạp chất khác. Điều này đặc biệt quan trọng khi quá trình xay xát và xử lý gạo ở một số nơi không thực sự tỉ mỉ.

Không những vậy, vo gạo cũng giúp rửa trôi hiệu quả lượng hạt vi nhựa trong gạo. Nghiên cứu cho thấy bất kể loại bao bì nhựa nào cũng đều để lại một lượng hạt vi nhựa nhất định trong gạo. Vo gạo có thể giúp giảm đến 40% lượng hạt vi nhựa trong gạo.

Trước đó các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, gạo có hàm lượng asen tương đối cao, do cây trồng hấp thụ nhiều asen hơn khi lớn lên. Vo gạo được chứng minh là có thể loại bỏ khoảng 90% lượng asen có thể tiếp cận được về mặt sinh học.

Ngoài ra, việc vo gạo không giảm được hàm lượng vi khuẩn trong nó. Số vi khuẩn này sẽ được tiêu diệt trong quá trình nấu chín gạo.

Điều đáng lo ngại hơn là quá trình bảo quản "cơm đã nấu chín trong nhiệt độ phòng" mà chúng ta quen gọi là cơm nguội.

Mẹo nấu cơm dẻo ngon

Thêm giấm

Nhiều người lo lắng cho giấm vào cơm sẽ chua nhưng thực tế chỉ cần cho 1 thìa. Giấm sẽ giúp cho cơm trắng hơn, không bị dính. Ngoài ra, giấm sẽ bay mùi khi cơm sôi, đảm bảo cơm sẽ mềm và thơm vô cùng.

nau-com-deo-ngon-1535.jpg

Thêm muối

Một xíu muối sẽ giúp loại bỏ mùi hôi của gạo nếu có, khiến hương vị của cơm trở nên tinh tế hơn.

Thêm dầu ăn

Thêm một lượng nhỏ dầu ô-liu hay dầu mè vào gạo, sau đó nấu sẽ giúp hạt cơm được bóng bẩy, mềm dẻo, ngon hơn rất nhiều. Đây là cách mà người Nhật đã dùng để tạo ra những chén cơm hấp dẫn. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là không nên cho dầu vào sau khi nấu chín cơm sẽ làm cơm bóng dầu, mùi dầu dậy lên khiến cơm khó ăn.

nau-xoi-deo-ngon-1535.jpg

Thêm sữa tươi

Bạn cũng có thể nấu cơm với sữa tươi để tăng thêm hương vị cho gạo. Bạn cho sữa vào nước theo tỉ lệ 3:1 tức là 3 phần nước 1 phần sữa rồi nấu như bình thường. Khi cơm chín bạn sẽ thấy mùi thơm của sữa thoang thoảng kèm theo mùi gạo và hạt cơm ăn vào cảm giác được độ mềm dẻo rất đã. Cách này cũng giúp làm gạo cũ biến thành như gạo mới luôn đấy.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022