Củ niễng có hình dáng khá giống với củ sả nhưng to hơn. Củ niễng có vỏ màu nâu sậm phía gần gốc và màu xanh phía trên ngọn, phần thân phình to. Trước khi chế biến, phải tách bỏ phần lá bên ngoài, đến khi chạm phần thịt trắng bên trong.

74af3488c57b7e25276a-8598-1732168151.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=1byi8iP4hyT_8omHEVUgJA

Từ cuối tháng 10 đến tháng 11, khi tiết trời bắt đầu se lạnh cũng là lúc niễng nở rộ, được bày bán nhiều ngoài chợ.

Sau khi tách bỏ phần vỏ màu nâu sẫm bên ngoài, có thể dùng dao nạo làm sạch lớp màng xanh của củ niễng cho đến khi lộ ra phần thịt trắng. Niễng khi non có màu trắng bên trong, còn khi già sẽ có thêm các chấm đen. Tuy nhiên dù niễng già hay non, món ăn vẫn giữ nguyên hương vị. Các đốm đen này là bào tử nấm ký sinh, có thể ăn được và giúp món ăn thêm bùi, béo.

Niễng sau khi sơ chế thường được thái lát mỏng, ngâm muối khoảng 10 - 15 phút cho sạch, có thể trụng qua nước sôi hoặc xào luôn cùng trứng, thịt bò, làm gỏi hoặc đơn giản là luộc chín chấm muối để cảm nhận rõ độ ngọt và giòn của loại đặc sản này.

b59e59b9a84a13144a5b-5718-1732168152.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=hnujH5Xys5cFA9941arhRg

Niễng khi non có màu trắng bên trong, còn khi già sẽ có thêm các chấm đen.

Niễng thường có hai loại, loại củ trắng của huyện Nam Trực và loại củ tím của huyện Hải Hậu (Nam Định). Tuy nhiên, giống niễng củ tím có nhiều xơ, không được người tiêu dùng ưa chuộng bằng niễng củ trắng. Du khách đến Nam Định vào dịp tháng 11 thường mua niễng về làm quà. Tại Hà Nội, có thể mua niễng theo bó hoặc theo cân, với giá thành 30.000-50.000 đồng, tùy thời điểm, tùy độ non - già của niễng.

Thnhphm2-1636857715-6514-16368-9061-2429-1732168152.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=2O9MHweY4WcScXuYD7a9Tw

Củ niễng có thể xào trứng, xào thịt bò hoặc ăn không đều được. Ảnh: Vnexpress.

Duk Sun

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022