Mở hướng vượt qua nghèo khó

Xã Sơn Thành vốn là vùng bán sơn địa nằm phía tây nam huyện Yên Thành. Trước đây, Sơn Thành là một vùng đất cằn đá sỏi, nghèo xác xơ, nhưng giờ đây lại là một trong những xã giàu nhất huyện, nhờ người dân xuất ngoại lao động.

base64-1723535558223646202613.jpeg

Từ một xã nghèo, Bảo Thành trở thành xã giàu có nhờ xuất khẩu lao động.

Hàng chục năm về trước, hầu hết người dân trong xã đều rất nghèo. Theo ông Nguyễn Hữu Sáu, Chủ tịch UBND xã Sơn Thành, những năm gian khổ ấy người trong xã vì nghèo quá mà phải tha hương kiếm sống. Phải đến những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, người dân trong xã bắt đầu nghĩ đến đi lao động ở nước ngoài, với hi vọng thoát được nghèo. Vậy là người này người khác lần lượt rời làng ra đi.

Đến nay, Sơn Thành có hơn 2.000 người đang lao động, làm ăn ở các nước, trong đó chủ yếu là châu Âu, Hàn Quốc... chưa kể rất nhiều người đã định cư luôn ở nước ngoài. Mỗi năm, lượng kiều hối gửi về xã Sơn Thành khoảng hơn 400 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Hữu Sáu cho biết, hầu như nhà nào cũng có người đi xuất khẩu lao động, có gia đình 2 - 3 người đi. "Nhà tôi có 2 con trai, 2 con dâu và đứa cháu nội cũng đang ở châu Âu. Dù mới sang vài ba năm nhưng công việc đã ổn định và thu nhập cũng rất tốt", ông Sáu nói.

Từ nguồn lao động xuất ngoại dồi dào nên người dân ở Sơn Thành thoát nghèo một cách ngoạn mục. Năm 2013, xã này trở thành xã đầu tiên về đích nông thôn mới ở Nghệ An và 10 năm sau cũng hoàn thành mục tiêu nông thôn mới kiểu mẫu.

base64-17235355582361074515782.jpeg

Một căn biệt thự đang hoàn thành ở xã Khánh Thành, huyện Yên Thành.

Đến nay, Sơn Thành có hơn 9.000 người nhưng không còn hộ dân nào thuộc diện nghèo. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 là 84 triệu đồng, gần gấp đôi so với thu nhập bình quân khu vực nông thôn của cả nước. Nhà 2 - 3 tầng, biệt thự mọc lên như nấm. Nhiều gia đình trở thành triệu phú.

"Thực sự Sơn Thành lột xác nhờ xuất ngoại vì nguồn lực chủ yếu từ kiều hối gửi về quê. Xã nông nghiệp nhưng làm lúa gạo để ăn chứ sống bằng nghề nông rất ít", ông Sáu nói.

Dắt tay nhau làm giàu

Điều ông Nguyễn Hữu Sáu thấy vui nhất là người xã Sơn Thành dắt tay nhau cùng làm giàu. "Có như vậy Sơn Thành mới trở thành làng giàu. Nếu ai cũng chỉ chăm chăm làm giàu cho riêng mình thì không có Sơn Thành như bây giờ", Chủ tịch UBND xã Sơn Thành tự hào.

Ông Sáu kể, ban đầu trong làng số người đi lao động nước ngoài ít, vì không có tiền để đi. Nhưng rồi nhà ban đầu chỉ có một người đi đã gửi tiền về cho em hoặc anh chị đi.

Cứ vậy trong một nhà lần lượt dắt díu nhau để anh, chị, em cùng đi. Đến khi trong một nhà đã kiếm được tiền rồi thì chuyển qua dắt họ hàng ruột thịt đi. Sau nữa là họ hàng ruột thịt dắt tay hàng xóm láng giềng đi...

base64-17235355582511209760412.jpeg

Ở xã Bảo Thành (huyện Yên Thành) đâu cũng là những dãy nhà khang trang.

Cùng với Sơn Thành, xã Bảo Thành kề bên những năm qua cũng "lột xác" ngoạn mục nhờ nguồn lao động xuất ngoại. Xã Bảo Thành có gần 1.600 người đang sinh sống và làm việc ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, chủ yếu là ở châu Âu. Mỗi năm, lượng kiều hối gửi về từ những người này lên đến hàng trăm tỷ đồng. Nhờ chăm chỉ và chịu khó, nhiều người đã có cuộc sống ổn định tại châu Âu và trở thành chủ các cơ sở kinh doanh như nhà hàng, cửa hàng làm móng và mua sắm…

Tại xã Khánh Thành, gần 900 người cũng đang làm việc ở nước ngoài và gửi về hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Nhờ vào việc xuất ngoại, nhiều gia đình đã đổi đời, trở nên giàu có. Những ngôi nhà 2-3 tầng khang trang mọc lên san sát, tạo nên một vùng đô thị hiện đại. Sự thay đổi nhanh chóng khiến không ít người cảm thấy ngạc nhiên trước sự phát triển của vùng quê này.

  • Xuất khẩu lao động đem về cho Nghệ An 17.000 tỷ đồng mỗi năm

  • Nghệ An: Lừa tiền người muốn đi xuất khẩu lao động với 'giá rẻ'

Xóm Mỹ Khánh ở xã Khánh Thành hiện đang dẫn đầu về xuất khẩu lao động. Theo một người dân địa phương, xóm có khoảng hơn 300 người làm việc ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, trong đó khoảng 100 người đang sinh sống tại Hàn Quốc. Nhiều gia đình có từ 2 đến 3 con cái làm việc ở nước ngoài, mỗi tháng gửi về vài trăm triệu đồng. Không ít cặp vợ chồng gửi con cái lại cho ông bà và cùng nhau ra nước ngoài làm việc. Bên cạnh các thị trường truyền thống như Đài Loan và Nhật Bản, nhiều người đã chuyển hướng đến các quốc gia có thu nhập cao như Hàn Quốc, Úc, Canada, Mỹ...

Ông Nguyễn Đào Quý, Chủ tịch UBND xã Khánh Thành cho biết, hơn 10 năm trước, nơi đây là xã nghèo thuần nông, chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Địa hình của xã như một cái lòng chảo, thường xuyên bị ngập lụt và mất mùa. Cây lúa không đủ giúp người dân thoát nghèo, vì vậy nhiều người đã bắt đầu đi xuất khẩu lao động, làm theo gương những người từ các xã Bảo Thành và Sơn Thành lân cận.

"Con em trong xã cứ học xong lớp 12 là xuất ngoại bằng con đường du học, đi theo dạng hợp đồng lao động, người thân bảo lãnh…ở nhà chỉ còn người già và phụ nữ", ông Quý nói thêm.

Mỗi năm gửi về làng 6.000 tỷ đồng

Số liệu của Phòng LĐ-TB-XH huyện Yên Thành cho biết, hiện có hơn 20.000 người dân của huyện (ở các xã Sơn Thành, Bảo Thành, Khánh Thành, Đô Thành...) đang lao động ngoài nước. Trong đó, có khoảng 3.500 người ở Đài Loan, 2.900 người ở Nhật Bản, 1.500 người ở Hàn Quốc và hơn 2.000 người ở châu Âu...

Theo thống kê của UBND huyện Yên Thành, năm 2023, lượng kiều hối gửi về quê khoảng 250 triệu USD, tương đương khoảng 6.000 tỷ đồng, gần bằng 1/3 nguồn thu ngân sách của tỉnh Nghệ An.

lao-dong-dem-ve-cho-nghe-an-17000-ty-dong-moi-nam2-17231927516961104164199-126-0-926-1280-crop-1723192967908979254871.jpgXuất khẩu lao động đem về cho Nghệ An 17.000 tỷ đồng mỗi năm

GĐXH - Nghệ An hiện có hơn 90.000 lao động làm việc ở nước ngoài. Mỗi năm, số tiền kiều hối mà lao động xuất khẩu có hợp đồng này gửi về quê đạt khoảng 650 triệu USD, tương đương gần 17.000 tỷ đồng.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022