Chiêu trò lừa đảo hết sức tinh vi

Hiện nay, nhu cầu du lịch của người dân tăng cao, việc đặt phòng khách sạn, khu nghỉ dưỡng trực tuyến trở thành lựa chọn phổ biến vì tính tiện lợi và nhanh chóng. Lợi dụng điều này, một số đối tượng đã lấy hình ảnh của resort, khách sạn, sau đó lập trang web, facebook, zalo… giả mạo rồi lừa khách chuyển tiền cọc đặt phòng vào tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt.

Mới đây, một tài khoản mạng xã hội đã chia sẻ bài viết cảnh báo tới mọi người về thủ đoạn lừa đảo thông qua hình thức booking khách sạn. Các đối tượng lừa đảo đã phát triển một kế hoạch tinh vi nhằm chiếm đoạt tiền của khách du lịch khi đặt phòng qua fanpage.

1-17387445751272037518211.jpg2-1738744575134677409776.jpg3-17387446943211010390125.jpg
4-1738744694336966527884.jpg

Các đối tượng hack trang fanpage chính nhưng vẫn trả lời khách hàng một cách chuyên nghiệp. (Ảnh: Chụp màn hình)

Cụ thể, nạn nhân muốn đặt số lượng 2 phòng hạng Deluxe cho 4 người từ ngày 31/1/2025 đến ngày 02/2/2025 để gia đình tiện nghỉ ngơi và di chuyển trong chuyến du xuân 2025 tại Ninh Bình. Giá phòng thực tế là 7.300.000 đồng, được giảm 10% còn 6.570.000 đồng.

Đối tượng tư vấn yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin đầy đủ như họ tên, số điện thoại, số người, ngày đến, ngày về... sau đó yêu cầu khách hàng chuyển khoản vào tài khoản có tên CÔNG TY TNHH TMDV VINSMART - Ngân hàng Á Châu (ACB) - Số tài khoản: 9397928. Sau khi nạn nhân chuyển khoản thành công, phía bên page có nhắn sẽ báo kế toán và gửi hóa đơn cho nạn nhân.

Đối tượng này yêu cầu: "Chị vui lòng kiểm tra lại thông tin cá nhân của mình và gửi kèm hóa đơn khi thanh toán xong để hệ thống hỗ trợ ghim phòng cho mình ạ.

Bên em là Hệ thống ghim phòng tự động, nên chị để ý giúp em mọi thông tin chuyển khoản phải chính xác ạ".

Đánh vào tâm lý người dùng mất cảnh giác

Sau khi nạn nhân giao dịch và chụp hóa đơn gửi thành công, đối tượng này yêu cầu nạn nhân chuyển khoản lại với lý do hệ thống giao dịch lỗi nên chưa xuất được hóa đơn. Tiếp đó, chúng lại thông báo nguyên nhân bị 'treo' tiền là do khách hàng không để ý, quên chưa nhập mã. Lúc này, chúng tiếp tục gửi mã và yêu cầu nạn nhân tiếp tục chuyển tiền, nhập mã chính xác.

Hết 'màn' nhập mã, các đối tượng này chuyển hướng 'chiến lược', 'đánh' vào tâm lý nạn nhân muốn lấy lại số tiền đã chuyển, lúc này chúng yêu cầu nạn nhân nhắn tin thông báo yêu cầu bồi thường như: "Yêu cầu cung cấp mã xác thực khuôn mặt và số tài khoản xác thực kích hoạt tính năng VNPAY nhận bồi thường hoàn tiền doanh nghiệp"; "Yêu cầu cung cấp mã xác thực VNPAY nhận bồi thường hoàn tiền từ doanh nghiệp do sai thao tác"; "Yêu cầu cung cấp mã xác thực OTP kích hoạt tính năng VNPAY nhận tiền bồi hoàn từ doanh nghiệp";...

8-17387449046731319189340.jpg9-1738744904682884354523.jpg10-1738744908503330609320.jpg
11-17387449085111679140233.jpg12-17387449085161445236103.jpg13-1738744908551426679306.jpg

Số tiền bị lừa lên đến hơn 1 tỷ đồng, nạn nhân mới nhận ra bị lừa. (Ảnh: Chụp màn hình)

Kèm theo đó, mỗi một yêu cầu nhận tiền bồi thường, nạn nhân sẽ phải chuyển một số tiền lớn hơn những bill chuyển khoản trước đó. Số tiền nạn nhân bị lừa từ 6.570.000 đồng lên đến hơn 1 tỷ đồng.

Lúc này, nạn nhân mới 'tá hỏa' mình đã vào bẫy của một kẻ lừa đảo, số tiền chỉ chuyển đi và không thấy hồi lại dù chỉ là một nghìn đồng. Nạn nhân nhanh chóng tìm và rà soát lại thông tin của khách sạn thì mới ngỡ ngàng rằng ban quản lý của khu nghỉ dưỡng này lên tiếng xã nhận đã fanpage bị hack từ ngày 05/12/2024.

Sau khi sự việc xảy ra, nạn nhân cho biết đã trình báo lên công an. Bên cạnh đó, nạn nhân nhờ cộng đồng mạng chia sẻ câu chuyện lên các trang mạng xã hội để mọi người cẩn trọng để không bị mất tiền oan như mình vừa gặp phải.

Đừng vội 'ném đá' nạn nhân, hãy nâng cao cảnh giác

Câu chuyện trên được tài khoản Facebook N.T.P chia sẻ vào sáng ngày 5/2/2025 và nhanh chóng nhận được gần 10 nghìn lượt like, hơn 11 nghìn lượt chia sẻ và gần 15 nghìn bình luận chỉ sau 7 giờ đăng tải.

Phía dưới bình luận, nhiều người cho rằng đây là hình thức lửa đảo phổ biến đã diễn ra trong khoảng 4 năm gần đây nhưng không hiểu sau vẫn có người 'dính' phải: "Chị giàu mà chị ngu"; "Xin lỗi chứ mất 6t thì bảo bị lừa chứ đến gần 500t thì là bi ngu nha"; "Mình cũng thắc mắc là tại sao lại tự nhiên chuyển tiền cho nó nhiều vậy"; "Lừa tiền phòng 6 củ còn chấp nhận được chứ chuyển mấy chục mấy trăm triệu thì đúng cái loại đầu đất"; "Sốt ruột đến mức thà mất 485 triệu chứ không để mất 6 triệu, này là ngu rồi. Cứ như bị thao túng tâm lý"; "Kêu là bị thao túng tâm lý nhưng nói thẳng ra là dốt";...

Bên cạnh những lời chỉ trích, không ít người bày tỏ sự không đồng tình với những bình luận trên: "Ừm khôn rồi đó, ráng khôn thêm rồi dạy con cháu mình khôn như mình nhé, kẻo khẩu nghiệp tới thì con cái nó gánh thay mình thì mình cũng chưa khôn lắm đâu"; "Đừng có chửi người ta ngu, đấy là các bạn chưa mắc phải thôi, thử trong tình huống đó mới biết"; "Người ta không phải ngu nhé, họ mất tiền để cho các bạn bài học nên đừng chửi họ, chửi nạn nhân ngu thì mình cũng không khôn đâu";...

Tuy nhiên, chỉ có người trong cuộc mới thực sự hiểu rằng tâm lý muốn lấy lại tiền khiến họ có những hành động khó kiểm soát như vậy. Nhiều bạn đọc đồng cảm và đưa ra lời cảnh giác đến mọi người: "Fanpage có dấu tích xanh thì đúng là không dễ lừa, nhưng lần sau mọi người chú ý mấy tài khoản lừa đảo đều có tên công ty như kia"; "Báo công an chưa bạn? Hiện rất nhiều trang lừa đảo nhái trang fanpage của các khu du lịch, lừa tiền của khách hàng. Nhà bạn mình cũng bị"; "Kiểu lúc này là bị thao túng tâm lý, muốn lấy lại tiền thì càng chuyển, mà tài khoản thì đóng băng không có cách nào rút ra được"; "Các khu du lịch giờ đều bị lừa kiểu này đó, nhiều lắm, page giả nó sao chép từ page thật rồi đăng. Nó chạy quảng cáo nhiều tới mức không tìm được fanpage thật luôn mà chỉ tìm được fanpage giả để đặt. Tốt nhất là phải check legit lên nhóm du lịch rồi hãy chốt cọc. STK đặt phòng mà là tên của công ty TNHH nào đó sẽ là lừa đảo nhé";...

Theo cục An toàn thông tin cho biết, một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng lừa đảo trên không gian mạng được xác định đến từ nhận thức của người sử dụng. Chính vì vậy, Cục An toàn thông tin cho rằng, cần có sự kết hợp giữa các biện pháp công nghệ, kỹ thuật và giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức và cảnh giác của người dùng trước các hình thức lừa đảo trực tuyến.

Khi mỗi người dân, mỗi đối tượng yếu thế biết được cách nhận diện các hình thức lừa đảo, họ sẽ tự bảo vệ mình và giảm thiểu rủi ro, góp phần giảm bớt vấn nạn lừa đảo trực tuyến trong thời gian tới, đại diện Cục An toàn thông tin nhận định.

1dfotor20250130175132-1738570110455-17385701106451443292740-659-0-1197-860-crop-17385745083051214592581.jpgBài học lớn cho chủ quán bún riêu ở Bạch Mai sau lần 'đùa' không đúng lúc

GĐXH - Gần đây, sự việc 3 bát bún riêu có giá 1,2 triệu đồng đang thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Đến nay, quán bún riêu này vẫn chưa được hoạt động trở lại.

anh-dai-dien-1-17387229892221202435543-323-0-1923-2560-crop-17387230070651681307814.jpgClip bé gái với gương mặt 'gượng ép' đưa tiền lì xì cho mẹ khiến ai cũng bật cười

GĐXH - Một bé gái nộp lại tiền lì xì cho mẹ với vẻ mặt thất thần, đôi mắt rưng rưng như sắp khóc đang 'hot rần rần' trên mạng xã hội khiến nhiều người thích thú bình luận.

ai-1738076473508649431483-0-145-592-1093-crop-1738076495967231746230.jpgNhiều người đua nhau viết lời chúc, tạo ảnh mừng năm mới bằng AI

GĐXH - Với sự tiện lợi, nhanh chóng, khả năng viết lời chúc Tết, tạo ảnh AI chúc mừng năm mới trong nháy mắt, những ứng dụng sáng tạo của AI được rất nhiều người sử dụng trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022