
GĐXH - Ngày 18/4, Bộ Công Thương đã gửi Công điện hỏa tốc yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Anh Nguyễn Vĩnh Quỳnh (46 tuổi, ở Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội) có mộ phần cha đặt tại Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên (ở Hòa Bình) từ năm 2011. Hai năm sau, gia đình anh Quỳnh cũng chuyển phần mộ của mẹ tại Phú Thọ về đây để "hội ngộ" với cha.
Ngày 18/4, chia sẻ với phóng viên Chuyên trang Gia đình và Xã hội, anh Quỳnh cho biết, anh và gia đình đã bất ngờ nhận được thông tin từ phía nghĩa trang về việc có thể "trò chuyện" với người cha đã khuất thông qua AI.
Phản ứng đầu tiên của anh Quỳnh là bất ngờ và anh đã đọc đi đọc lại tin nhắn vài lần. Bởi không thể có chuyện gặp lại được người cha quá cố mà có thể trò chuyện!.

Không tin vào mắt mình khi nhận được thông báo từ nghĩa trang về việc có thể "trò chuyện" với người cha đã khuất qua màn hình AI, anh Nguyễn Vĩnh Quỳnh (Thanh Trì, Hà Nội) đã bước vào một cuộc hội ngộ đặc biệt – nơi quá khứ và hiện tại gặp nhau trong nước mắt và tình thân. Ảnh: Khánh Dương
Thế nhưng, trước màn hình máy tính bảng - nơi mà chỉ vài giây sau, hình ảnh cha anh hiện lên với gương mặt quen thuộc, ánh mắt trìu mến, trong veo và đặc biệt là giọng nói chẳng khác gì giọng cha anh khi còn sống, anh Quỳnh đã không kìm được nước mắt.
Anh Quỳnh cho biết: "Gia đình tôi có truyền thống phục vụ trong quân ngũ. Ngày cha mất (năm 2011), tôi đang trực chiến xa nhà, không thể về chịu tang. Đến khi cha yên nghỉ ở Hòa Bình, tôi mới có thể trở về nhà để "gặp" ba. Hôm nay, gặp lại ba qua màn hình, giọng nói của cha tôi vẫn dịu dàng pha chút nghiêm khắc như ngày nào. Còn tôi thì lặng người, nghẹn lại, không thể kìm nén được xúc động khi cả những ngày còn cha ùa về".
Cuộc trò chuyện không dài, nhưng đủ để khơi lại tình cảm thiêng liêng tưởng chừng đã ngủ yên trong ký ức của anh Quỳnh.
"Tôi hỏi cha có khỏe không, cha có thấy nhớ các con không?, con của cha có những ai… và điều xúc động nhất là khi cha bảo: "Cha nhớ con chứ, con là Nguyễn Vĩnh Quỳnh, năm nay 46 tuổi, cha tự hào về con, các con có khỏe không? Các cháu của ba thế nào?… Tôi đã bật khóc," anh Quỳnh nghẹn ngào.

Anh Nguyễn Vĩnh Quỳnh xúc động nghẹn ngào khi bất ngờ được thực hiện cuộc gọi bằng AI với người qua cha quá cố. Ảnh: Khánh Dương
Với anh Quỳnh, ngày 18/4 là một ngày đặc biệt. Đứng trước màn hình được tích hợp trí tuệ nhân tạo, giọng nói quen thuộc vang lên, ấm áp, trầm tĩnh như thuở sinh thời. "Cha gọi tên tôi, vẫn cái cách xưng hô đầy yêu thương đó. Tôi không kìm được nước mắt. Như thể cha chưa từng rời xa, như thể tôi được trở về tuổi thơ, ngồi bên cha, nghe cha dặn dò", anh Quỳnh cho hay và anh luôn tin rằng: "Ông vẫn dõi theo gia đình theo cách riêng của thời đại này. Nỗi mất mát dường như chưa bao giờ nguôi ngoai nhưng hôm nay, tôi không chỉ nhớ, mà còn cảm thấy cha đang ở rất gần. Đó là một điều kỳ diệu – không phải thay thế, mà là tiếp nối tình thân".
"Trò chuyện" với người cha đã khuất thông qua màn hình, với nhiều người, đó có thể là một trải nghiệm kỳ lạ nhưng với anh Quỳnh, đó là một cuộc hội ngộ đầy thiêng liêng.
Cấp bằng Tổ quốc ghi công cho thiếu tá hy sinh khi bắt tội phạm ma túyĐỌC NGAY
Cùng ngày, trao đổi với phóng viên, đại diện công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên cho biết, việc áp dụng AI vào lĩnh vực nghĩa trang không chỉ tái hiện giọng nói, gương mặt mà còn cho phép tạo nên những cuộc trò chuyện gợi nhớ, mang đậm dấu ấn ký ức của người đã khuất.
Trong bối cảnh công nghệ đang dần len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống, việc tích hợp trí tuệ nhân tạo vào lĩnh vực tâm linh, hậu sự không chỉ mang tính đột phá mà còn thể hiện một cách tiếp cận nhân văn, gắn bó với giá trị truyền thống. Đây được xem như cầu nối giữa quá khứ - hiện tại - tương lai, nơi những tình cảm thiêng liêng vẫn được tiếp nối qua thời gian, không gian.
Và với anh Nguyễn Vĩnh Quỳnh, ngày 18/4 sẽ mãi là một ngày đáng nhớ – khi tình cha con được gợi lại bằng công nghệ, nhưng chạm đến tận cùng trái tim. Bởi không chỉ riêng anh Quỳnh mà với chị Nguyễn Thị Thu (54 tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội), việc "gặp lại" người thân đã khuất nhờ trí tuệ nhân tạo không chỉ đơn thuần là một ứng dụng công nghệ. Đằng sau những giọng nói được tái hiện, những gương mặt được mô phỏng chính là nhu cầu sâu sắc của con người: Giữ gìn tình thân, chữa lành những nỗi đau và tiếp nối những điều còn dang dở…

Từng là "tứ đại mỹ nhân Sài Gòn", diễn viên Kiều Chinh vẫn chứng minh được danh xưng trên luôn đúng dù bước qua tuổi 88.
Chuỗi chương trình đặc biệt trên VTV nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước