Trước khi bão số 3 đổ bộ, bầu trời Nghệ An, Hà Tĩnh xuất hiện những đám mây dị thường thu hút sự chú ý của nhiều người.

Theo chia sẻ của người dân địa phương, mây dông thường vẫn xuất hiện khi bão về. Tuy nhiên, hiện tượng mây xếp tầng, lớp lớp như sóng biển rất hiếm thấy.

  • Tin bão mới nhất: Bão số 3 giật trên cấp 17, đang áp sát vịnh Bắc BộĐỌC NGAY

Trên báo Giao thông, ông Tăng Văn An (Trưởng phòng Dự báo KTTV khu vực Bắc Trung Bộ) cho biết, hiện tượng mây xếp tầng thành từng dải được gọi là dải mây hoàn lưu xa của bão. Nó thường xuất hiện vào thời điểm trước khi bão đổ bộ hoặc sau khi bão tan.

"Không phải cơn bão nào cũng tạo ra hiện tượng này và nó cũng không phụ thuộc vào cấp độ mạnh, nhẹ của bão. Đây là một hiện tượng tự nhiên, kèm theo sẽ là những trận mưa dông, sấm sét, đôi khi có cả lốc, gió giật.

Trong các bản tin cảnh báo bão, các cuộc họp ban chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương vẫn thường phát đi các cảnh báo về hoàn lưu bão. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến mưa dông kéo dài sau bão", ông An nói.

Trước đó, vào chiều 31/8, đám mây cuồn cuộn như những cơn sóng xuất hiện ở TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) và một số địa phương lân cận khiến nhiều người tò mò.

Đám mây xuất hiện chừng 45 phút rồi tan, lúc này nhiều khu vực ở TP Thủ Dầu Một và Bến Cát có mưa lớn, gió mạnh.

Theo một chuyên gia khí tượng, hiện tượng lạ ở Bình Dương rất giống mây Cbcap (Cb), một dạng mây vũ tích. Loại mây này sinh ra từ quá trình đối lưu, chúng phát triển theo phương thẳng đứng, gồm nhiều dạng, được gọi chung là mây Q.

"Mây vũ tích hình dạng như chiều nay ít xuất hiện. Loại mây này khi có điều kiện phù hợp có thể phát triển thành vòi rồng", vị chuyên gia này nói.

Dưới đây là những hình ảnh đám mây xuất hiện ở Nghệ An, Hà Tĩnh do người dân cung cấp:

may-1725592403492579191473.jpg
may1-17255924035171176949714.jpg
may2-17255924035831222804611.jpg
may3-1725592403590727743802.jpg
may4-17255924036232003310203.jpg
may5-17255924036581769443247.jpg
may-7-1725592490193762496710.png

 

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022