avatar1720974400573-17209744016451681423799-0-44-506-854-crop-17209744849441494570575.jpgĐạt 300 điểm tròn trĩnh, nam sinh Khánh Hòa giành vòng nguyệt quế Olympia

Nam sinh Khánh Hòa Nguyễn Lâm Vũ giành vòng nguyệt quế cuộc thi tuần đầu tiên của quý 4, Đường lên Đỉnh Olympia năm thứ 24 sau phần thi xuất sắc.

Trần Thế Trung - Quán quân Đường lên đỉnh Olympia duy nhất không chọn du học Úc là ai?

jbcjijaxtd1-bflu6r8pup2-7elyabbjn93-1725591285922-17255912863291047076101.jpg

Trần Thế Trung - Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 19.

Trần Thế Trung, cựu học sinh Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An), cũng là quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 19. Khác với các nhà vô địch trước đó, Trần Thế Trung quyết định ở lại Việt Nam học tập, thay vì đi du học.

Sau khi trở thành Quán quân Đường lên đỉnh Olympia, Thế Trung cũng đã chọn theo học ngành Thiết kế đồ họa ở Trường ĐH Swinburne (Úc) nhưng phải học trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Sau 6 tháng phải học online, nam sinh cảm thấy không mấy hiệu quả nên quyết định rút hồ sơ ở ĐH Swinburne và nộp vào Trường ĐH RMIT Hà Nội cũng với chuyên ngành tương tự.

Sau đó, Thế Trung là sinh viên chuyên ngành Thiết kế ứng dụng sáng tạo tại trường Đại học RMIT Việt Nam (cơ sở Hà Nội). Trước đó, Thế Trung từng chia sẻ với truyền thông, nam sinh vẫn đang trang trải học phí và sinh hoạt bằng mức tiền thưởng dành cho Quán quân Đường lên đỉnh Olympia trị giá 35.000 USD.

t6op8i80zk1-e0zduj115v2-t58fhvu9kn3-1725591327362-172559132795545977143.jpg

Thế Trung thừa nhận, trở thành quán quân Olympia là điều rất vinh dự nhưng cũng nhiều áp lực.

5 năm đã trôi qua, lựa chọn ở lại Việt Nam của Trung thời điểm đó vẫn khiến không ít netizen xôn xao. Thậm chí từng có thời điểm, nhiều netizen chia sẻ lại hình ảnh và câu chuyện của Trần Thế Trung kèm lời cảm thán "Thật tiếc cho em". "Tiếc" vì nam sinh từ chối suất học bổng cả chục nghìn USD của chương trình, "tiếc" vì nam sinh đã không chọn "xuất ngoại" sang Úc. Nhưng về phía mình, Thế Trung lại có suy nghĩ hoàn toàn khác.

Cuộc sống hiện tại của Trần Thế Trung

ei0j1f0o6b1-f08jras5hu2-jztt9mdtnh3-1725591341654-17255913419401560177342.jpg

Sau nhiều năm, Trung đã thoát khỏi cái bóng quán quân Olympia và được sống đúng như ý mình muốn.

Thế Trung thừa nhận, đạt được danh hiệu Quán quân Đường lên đỉnh Olympia là một vinh dự nhưng cũng nhiều áp lực. Đã có lúc, Thế Trung cảm thấy không thoải mái khi mọi người kỳ vọng quá nhiều ở nam sinh và "thần thánh hóa" ngôi vị Quán quân này.

Tuy nhiên, đến hiện tại, sau nhiều năm bước ra từ Đường lên đỉnh Olympia, Thế Trung cảm nhận thay đổi rõ rệt nhất là bản thân đã thoát hoàn toàn khỏi cái bóng Quán quân Olympia. Từ đây, nam sinh được sống một cuộc sống mà bản thân mong muốn đúng nghĩa, chứ không phải theo kỳ vọng của bất kỳ ai.

Hiện Trung đang là trọng tài trực thuộc quản lý của Liên đoàn bóng rổ Hà Nội và Hoàng Thành Basketball Agency cũng như là Phó Chủ tịch Thường trực của Câu lạc bộ Shogi Việt Nam. "Đấy là những vai trò hiện tại Trung muốn mọi người biết đến về mình, còn có lẽ mọi người biết đến mình nhiều hơn với chức vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 19.", Thế Trung chia sẻ.

photo-2-1708699212037518977844-1725591367266-1725591367681496716734.jpeg

Trung không tiếc nuối khi chọn học trong nước.

Bên cạnh đó, Trung còn tự học Hán - Nôm và học thư pháp theo một thư pháp gia khá nổi tiếng ở Hà Nội. Thế Trung nói về sở thích của mình: "Mình dấn thân vào lĩnh vực này bởi niềm ham thích với lịch sử, văn hóa dân tộc - những di sản quý báu của cha ông để lại. Mình mong muốn sẽ được biết thêm, hiểu thêm về quá khứ hào hùng của tiền nhân, về bề dày ngàn năm văn hiến của dân tộc, và duy trì những truyền thống, văn hóa tốt đẹp từ ngàn xưa."

Nói về cuộc sống hiện tại, Trần Thế Trung cho biết bản thân đang rất hài lòng với mọi thứ và không hề tiếc nuối về quyết định không đi du học Úc cách đây 2 năm trước. Thế Trung cũng hy vọng, các khán giả yêu mến Trung, yêu mến Đường lên đỉnh Olympia sẽ luôn tôn trọng quyết định này của Trung và lựa chọn của các quán quân Olympia khác.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022