15 loại giấy phép lái xe áp dụng từ ngày 1/1/2025

Theo Khoản 1 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 đã quy định về các hạng của giấy phép lái xe áp dụng từ ngày 1/1/2025, cụ thể như sau:

1. Giấy phép lái xe hạng A1: Người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi – lanh đến 125cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến 11kW.

2. Giấy phép lái xe hạng A: Người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3 hoặc có công suất động cơ điện trên 11kW và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

3. Giấy phép lái xe hạng B2: Người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

4. Giấy phép lái xe hạng B: Người lái xe ô tô chở người đến 8 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500kg; các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750kg.

  • Quy định mới nhất về thời hạn của giấy phép lái xe từ 1/1/2025, hàng triệu lái xe cần lưu ý gì?ĐỌC NGAY

5. Giấy phép lái xe hạng C1: Người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 3.500 kg đến 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B.

6. Giấy phép lái xe hạng C: Người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ – moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B và hạng C1.

7. Giấy phép lái xe hạng D1: Người lái xe ô tô chở người trên 8 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C.

8. Giấy phép lái xe hạng D2: Người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1.

9. Giấy phép lái xe hạng D: Người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô chở người giường nằm; các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ mo óc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1, D2.

10. Giấy phép lái xe hạng BE: Người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750kg.

11. Giấy phép lái xe hạng C1E: Người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750kg.

12. Giấy phép lái xe hạng CE: Người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750kg; xe ô tô đầu kéo sơ mi rơ moóc.

13. Giấy phép lái xe hạng D1E: Người lái xác loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750kg.

14. Giấy phép lái xe hạng D2E: Người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750kg.

15. Giấy phép lái xe hạng DE: Người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750kg; xe ô tô chở khách nối toa.

giay-phep-lai-xe-17262167658761885414636.jpg

Từ ngày 1/1/2025, nhiều loại giấy phép lái xe được áp dụng theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.

Ngoài ra, đối với các trường hợp:

- Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1.

- Người khuyết tật điều khiển xe ô tô số tự động có kết cấu phù hợp với tình trạng khuyết tật thì được cấp giấy phép lái xe hạng B.

- Người điều khiển xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ phải sử dụng giấy phép lái xe có hạng phù hợp với xe ô tô tải hoặc xe ô tô chở người tương ứng.

(Khoản 2,3 và 4 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024)

Cũng theo Luật mới, những người đã có giấy phép lái xe trước khi Luật này có hiệu lực vẫn sử dụng bình thường theo thời gian ghi trên giấy phép.

Từ ngày 1/1/2025, độ tuổi được cấp giấy phép lái xe của từng hạng được quy định thế nào?

Theo định tại Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau:

- Độ tuổi của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng được quy định như sau:

+ Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy;

+ Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;

+ Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE;

+ Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE;

+ Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE;

+ Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.

- Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải bảo đảm điều kiện sức khỏe phù hợp với từng loại phương tiện được phép điều khiển. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định độ tuổi của người lái xe trong lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Giấy phép lái xe là gì?

Giấy phép lái xe (GPLX) hay còn gọi là bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể. Loại giấy này cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.

Quy định về giấy phép lái xe ở các quốc gia tuy có khác nhau tùy vào đặc thù của mỗi nước nhưng nhìn chung để nhận được GPLX, người xin cấp giấy phép lái xe cần trải qua nhiều thủ tục pháp lý như nộp đơn xin cấp, phải trải qua một bài kiểm tra lái xe hoặc những kỳ thi sát hạch về lái xe nghiêm ngặt (tùy yêu cầu của từng loại phương tiện) và các thủ tục khác. Sau khi được cấp GPLX, người đó mới có quyền (về mặt pháp lý) để tham gia giao thông bằng phương tiện xe.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022