Bài viết cùng hình ảnh trên báo L'Illustration của tác giả V. Paulin về cuộc tấn công thành Gia Định của liên quân Pháp - Tây Ban Nha, ngày 17/2/1859.
Trước đó, tháng 8/1858, Pháp tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược Đại Nam. Cuộc chiến gặp phải sự kháng cự nên quân địch chuyển hướng xuống phía Nam, đánh vào Gia Định. Rạng sáng 17/2/1859, liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công vào thành Gia Định (khu vực đường Tôn Đức Thắng - Đinh Tiên Hoàng - Lê Duẩn hiện nay). Trận chiến trong thành diễn ra ác liệt, đến chiều quân Pháp làm chủ được thành.
23 bức ảnh về Sài Gòn - Gia Định nằm trong 11 bài báo xuất bản tại Pháp trong năm 1861-1888, của nhà sưu tập Nguyễn Đại Hùng Lộc, trưng bày tại triển lãm "Phú Xuân - Gia Định, Những dấu ấn lịch sử". Nội dung chính là về những sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế của Pháp sau khi chiếm Sài Gòn và đời sống văn hóa của người bản địa.
Bài viết cùng hình ảnh trên báo L'Illustration của tác giả V. Paulin về cuộc tấn công thành Gia Định của liên quân Pháp - Tây Ban Nha, ngày 17/2/1859.
Trước đó, tháng 8/1858, Pháp tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược Đại Nam. Cuộc chiến gặp phải sự kháng cự nên quân địch chuyển hướng xuống phía Nam, đánh vào Gia Định. Rạng sáng 17/2/1859, liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công vào thành Gia Định (khu vực đường Tôn Đức Thắng - Đinh Tiên Hoàng - Lê Duẩn hiện nay). Trận chiến trong thành diễn ra ác liệt, đến chiều quân Pháp làm chủ được thành.
23 bức ảnh về Sài Gòn - Gia Định nằm trong 11 bài báo xuất bản tại Pháp trong năm 1861-1888, của nhà sưu tập Nguyễn Đại Hùng Lộc, trưng bày tại triển lãm "Phú Xuân - Gia Định, Những dấu ấn lịch sử". Nội dung chính là về những sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế của Pháp sau khi chiếm Sài Gòn và đời sống văn hóa của người bản địa.
Tờ báo L'Illustration viết về cuộc tấn công đại đồn Chí Hòa (còn gọi là Kỳ Hòa) ngày 24/2/1861 của liên quân Pháp - Tây Ban Nha.
Những bức tranh trong bài báo tái hiện cảnh quân Pháp dàn trận đại đồn Chí Hòa. Xung quanh là bản đồ kế hoạch tấn công, tranh vẽ binh lính Pháp, Tây Ban Nha và Đại Nam.
Sau khi chiếm Gia Định, quân Pháp ra sức tăng cường mở rộng vùng chiếm đóng. Năm 1860, tướng Nguyễn Tri Phương được triều đình Huế cử vào Gia Định nắm quyền chỉ huy ở Nam Kỳ. Ông cho mở rộng đồn Chí Hòa thành một cứ điểm quân sự lớn. Trận chiến giữa quân ta với Pháp diễn ra ác liệt, sau nhiều giờ bị tấn công, đồn Chí Hòa thất thủ.
Tờ báo L'Illustration viết về cuộc tấn công đại đồn Chí Hòa (còn gọi là Kỳ Hòa) ngày 24/2/1861 của liên quân Pháp - Tây Ban Nha.
Những bức tranh trong bài báo tái hiện cảnh quân Pháp dàn trận đại đồn Chí Hòa. Xung quanh là bản đồ kế hoạch tấn công, tranh vẽ binh lính Pháp, Tây Ban Nha và Đại Nam.
Sau khi chiếm Gia Định, quân Pháp ra sức tăng cường mở rộng vùng chiếm đóng. Năm 1860, tướng Nguyễn Tri Phương được triều đình Huế cử vào Gia Định nắm quyền chỉ huy ở Nam Kỳ. Ông cho mở rộng đồn Chí Hòa thành một cứ điểm quân sự lớn. Trận chiến giữa quân ta với Pháp diễn ra ác liệt, sau nhiều giờ bị tấn công, đồn Chí Hòa thất thủ.
Bài viết trên báo Le Monde Illustré với các hình ảnh về những công trình Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Từ trên xuống là tranh vẽ về trại lính Pháp, nơi ở của người đứng đầu tòa án và tòa nhà phục vụ tôn giáo.
Bài viết trên báo Le Monde Illustré với các hình ảnh về những công trình Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Từ trên xuống là tranh vẽ về trại lính Pháp, nơi ở của người đứng đầu tòa án và tòa nhà phục vụ tôn giáo.
Tranh vẽ dinh Norodom trên báo Le Monde Illustré, số ra ngày 23/2/1884.
Năm 1868 chính quyền Pháp xây dựng tại trung tâm Sài Gòn một dinh thự làm nơi ở cho Thống đốc Nam kỳ. Công trình hoàn thành sau ba năm xây dựng với tên gọi là Dinh Norodom (tên một vị quốc vương Campuchia). Khi mới xây, đây được coi là công thự quy mô lớn và đẹp nhất Á Đông.
Tòa nhà được xây cất trên một diện tích rộng 12 ha, bao gồm một dinh thự lớn với mặt tiền rộng 80 m, bên trong có phòng khách chứa 800 người, và một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Phần lớn vật tư xây dựng dinh được chở từ Pháp sang.
Năm 1955, công trình được đổi tên thành Dinh Độc Lập, là nơi làm việc của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1962, dinh thự bị ném bom, không thể khôi phục lại. Một dinh mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Sau năm 1975, tòa nhà được đổi tên thành Hội trường Thống nhất như hiện nay.
Tranh vẽ dinh Norodom trên báo Le Monde Illustré, số ra ngày 23/2/1884.
Năm 1868 chính quyền Pháp xây dựng tại trung tâm Sài Gòn một dinh thự làm nơi ở cho Thống đốc Nam kỳ. Công trình hoàn thành sau ba năm xây dựng với tên gọi là Dinh Norodom (tên một vị quốc vương Campuchia). Khi mới xây, đây được coi là công thự quy mô lớn và đẹp nhất Á Đông.
Tòa nhà được xây cất trên một diện tích rộng 12 ha, bao gồm một dinh thự lớn với mặt tiền rộng 80 m, bên trong có phòng khách chứa 800 người, và một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Phần lớn vật tư xây dựng dinh được chở từ Pháp sang.
Năm 1955, công trình được đổi tên thành Dinh Độc Lập, là nơi làm việc của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1962, dinh thự bị ném bom, không thể khôi phục lại. Một dinh mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Sau năm 1975, tòa nhà được đổi tên thành Hội trường Thống nhất như hiện nay.
Trụ sở của một nhà buôn ở Sài Gòn trên báo L’Illustration, ngày 9/4/1864.
Trụ sở của một nhà buôn ở Sài Gòn trên báo L’Illustration, ngày 9/4/1864.
Hình ảnh một bến tàu đang được xây dựng năm 1886 (ảnh dưới) và cảnh công trình được khánh thành hai năm sau đó.
Hình ảnh một bến tàu đang được xây dựng năm 1886 (ảnh dưới) và cảnh công trình được khánh thành hai năm sau đó.
Tranh vẽ Bến Nhà Rồng, tàu thuyền trên sông Sài Gòn và kênh rạch, đăng báo Le Monde Illustré.
Bến Nhà Rồng được khởi công xây dựng ngày 4/3/1863 với mục đích làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu. Tại nơi đây, ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuống con tàu Amiral Latouche Tréville ra đi tìm đường cứu nước. Bến Nhà Rồng hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - một trong những chi nhánh của Bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cả nước.
Tranh vẽ Bến Nhà Rồng, tàu thuyền trên sông Sài Gòn và kênh rạch, đăng báo Le Monde Illustré.
Bến Nhà Rồng được khởi công xây dựng ngày 4/3/1863 với mục đích làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu. Tại nơi đây, ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuống con tàu Amiral Latouche Tréville ra đi tìm đường cứu nước. Bến Nhà Rồng hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - một trong những chi nhánh của Bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cả nước.
Hình ảnh thuyền bè ở sông Sài Gòn, đăng trên báo L’Illustration, ngày 9/4/1864.
Hình ảnh thuyền bè ở sông Sài Gòn, đăng trên báo L’Illustration, ngày 9/4/1864.
Tranh vẽ lễ múa rồng của người Hoa ở Sài Gòn trên báo Le Monde Illustré, số ra ngày 29/7/1865.
Tranh vẽ lễ múa rồng của người Hoa ở Sài Gòn trên báo Le Monde Illustré, số ra ngày 29/7/1865.
Một ngôi chợ bên sông Sài Gòn ở trong bài viết của tờ Le Monde Illustré, xuất bản năm 1864.
Một ngôi chợ bên sông Sài Gòn ở trong bài viết của tờ Le Monde Illustré, xuất bản năm 1864.
Bản đồ Saigon năm 1790 do người Pháp vẽ, ở chính giữa là thành Bát Quái do vua Gia Long cho xây dựng.
Bản đồ Saigon năm 1790 do người Pháp vẽ, ở chính giữa là thành Bát Quái do vua Gia Long cho xây dựng.
Triển lãm còn giới thiệu 100 cổ vật cùng 200 tài liệu, hình ảnh từ thế kỷ 13 đến 20, nhằm cung cấp cho công chúng góc nhìn về lịch sử hình thành của Phú Xuân - Huế, sự thành lập Gia Định - Sài Gòn. Hoạt động diễn ra tới ngày 23/2/2025, giá vé vào bảo tàng 30.000 đồng một người.
Triển lãm còn giới thiệu 100 cổ vật cùng 200 tài liệu, hình ảnh từ thế kỷ 13 đến 20, nhằm cung cấp cho công chúng góc nhìn về lịch sử hình thành của Phú Xuân - Huế, sự thành lập Gia Định - Sài Gòn. Hoạt động diễn ra tới ngày 23/2/2025, giá vé vào bảo tàng 30.000 đồng một người.
Quỳnh Trần