Câu hỏi lớn được giới truyền thông quốc tế quan tâm là liệu lễ bế mạc Olympic Paris có đủ tầm cỡ để xóa bỏ ký ức về lễ khai mạc nhiều tranh cãi vào ngày 26/7, đến mức giám đốc điều hành Thierry Reboul và giám đốc sáng tạo nghệ thuật Thomas Jolly nhận vô số lời đe dọa chết chóc, hay không.

Trên thực tế, thắc mắc này đã phần nào được ông Reboul giải đáp trước khi sự kiện diễn ra. Ông thừa nhận đã sửa lại kịch bản hàng chục lần nhưng nói thêm kịch bản dù hay đến đâu cũng không thay đổi nhận thức về lễ khai mạc.

Câu hỏi lớn được giới truyền thông quốc tế quan tâm là liệu lễ bế mạc Olympic Paris có đủ tầm cỡ để xóa bỏ ký ức về lễ khai mạc nhiều tranh cãi vào ngày 26/7, đến mức giám đốc điều hành Thierry Reboul và giám đốc sáng tạo nghệ thuật Thomas Jolly nhận vô số lời đe dọa chết chóc, hay không.

Trên thực tế, thắc mắc này đã phần nào được ông Reboul giải đáp trước khi sự kiện diễn ra. Ông thừa nhận đã sửa lại kịch bản hàng chục lần nhưng nói thêm kịch bản dù hay đến đâu cũng không thay đổi nhận thức về lễ khai mạc.

fx.jpg Lễ bế mạc Olympic Paris diễn ra tại Sân vận động Stade de France vào tối 11/8. 

Bất chấp cáo buộc châm biếm đạo Thiên chúa, lễ khai mạc vẫn tạo ấn tượng mạnh với thế giới khi thể hiện rõ những nét độc đáo trong cảnh sắc và văn hóa Paris, trong đó âm nhạc là điểm nhấn.

Nhóm nhạc kim loại nặng Gojira đến từ Pháp mang đến không gian mạnh mẽ, táo bạo và có phần ma mị. Lady Gaga dù không được đánh giá cao nhưng bài hát Mon truc en plumes vẫn để lại nét hấp dẫn hoài cổ riêng.

Đỉnh cao nhất phải kể đến cảnh tượng Celine Dion đứng trên Tháp Eiffel thổi hồn vào bản hit của huyền thoại Pháp Edith Piaf bằng chất giọng nội lực và cảm xúc.

The Guardian nhận định ưu thế âm nhạc không được phát huy trong lễ bế mạc tại sân vận động Stade de France. Ở Pháp, ban nhạc Phoenix được yêu mến với phong cách rock nhẹ nhàng mang hơi hướng châm biếm.

Đáng tiếc, họ không phải gương mặt toàn cầu. Khi họ xuất hiện trên sân khấu vào đầu sự kiện, dẫn chương trình BBC phải có thêm nhiệm vụ giải thích họ là ai với đám đông.

Điểm đáng buồn khác đối với ban nhạc Indie là trục trặc về âm thanh từng xảy ra trong tiết mục của Lady Gaga tái diễn.

Không ít khán giả lên X bày tỏ sự thất vọng khi các nghệ sĩ phải biểu diễn trong điều kiện tệ hại. Họ không hiểu tại sao một sự kiện tầm cỡ quốc tế lại có chất lượng âm thanh kinh khủng như vậy.

Một số ý kiến kêu gọi sa thải đội ngũ phụ trách âm thanh. Tình trạng này cũng xảy ra với các ca sĩ khác, đến mức khán giả của BBC nghi ngờ dàn sao hát nhép.

fx1.jpgBan nhạc Phoenix có phần trình diễn sôi động nhưng không quá đặc sắc.

Tương tự Phoenix, Ezra Koenig, giọng ca chính của Vampire Weekend, cũng cần đến sự giới thiệu của người dẫn chương trình.

Bên cạnh đó, tờ báo Anh thắc mắc tại sao bộ đôi nhạc điện tử Air không chọn biểu diễn những bản hit đình đám của họ, lấy từ album đầu tay gây tiếng vang Moon Safari, mà lại thể hiện nhạc phim The Virgin Suicides (1999) ít người biết đến.

Trong lúc Phoenix biểu diễn, đông đảo vận động viên tràn vào sân khấu lắc lư theo giai điệu sôi động. Đây là tình huống nằm ngoài kế hoạch của ban tổ chức.

Theo Daily Mail, các thông báo bằng tiếng Pháp và tiếng Anh sau đó được phát ra, yêu cầu mọi người rời khỏi sân khấu. Tuy vậy, nhiều người mặc kệ và tiếp tục đắm chìm trong thế giới riêng.

Deadline cho rằng phần Paris trong lễ bế mạc kéo dài 3 giờ chỉ đơn giản là mờ nhạt khi so sánh với phần Hollywood. Xét về danh tiếng, dàn nghệ sĩ đến từ Mỹ chắc chắn không cần phải tô vẽ gì thêm, bao gồm Tom Cruise, Billie Eilish, H.E.R, Snoop Dogg và Dr. Dre.

Ấn tượng nhất phải kể đến Tom Cruise nhảy từ mái nhà của Stade de France từ độ cao khoảng 42 m, tiếp nhận lá cờ Olympic từ Thị trưởng Los Angeles Karen Bass rồi phóng xe máy qua đường hầm của sân vận động và kết thúc bằng hình ảnh video treo lá cờ ở Hollywood (Mỹ), gợi nhớ đến những pha hành động mạo hiểm trong bom tấn Nhiệm vụ bất khả thi mang tính biểu tượng.

Khoảnh khắc đậm chất điện ảnh làm lu mờ toàn bộ nỗ lực quảng bá nghệ thuật nước nhà của Pháp trước đó.

fx2.jpgTom Cruise có pha hành động mãn nhãn đậm chất Hollywood khi nhận nhiệm vụ chuyển giao cờ Olympic từ Pháp sang Mỹ.

Ngoài ra, màn trình diễn bản hit The Next Episode của Snoop Dogg và Dr. Dre trên bãi biển Venice được khán giả ca ngợi là vị cứu tinh cho lễ bế mạc thảm họa vì âm thanh dở tệ.

Cư dân mạng bình luận: “Snoop Dogg biểu diễn tại lễ bế mạc là một kết thúc hoàn hảo. Anh ấy thực sự là một người cổ vũ nhiệt thành cho tất cả các sự kiện Olympic trong hai tuần qua và giờ anh ấy được chào đón sự kiện trở lại quê hương mình”,

“Tôi nghĩ chúng ta đều đồng ý rằng người chiến thắng thực sự của thế vận hội là Snoop Dogg”, “Cảm ơn Chúa! Snoop Dogg và Dr. Dre đã giải cứu chương trình! Hãy đến Los Angeles!”, “Lễ bế mạc Paris có thể đã được cứu vãn khi Mỹ tiếp quản”,

“Ngồi xem lễ bế mạc kéo dài 3 giờ với một loạt tác phẩm rác nghệ thuật. Sau đó, nước Mỹ tiến vào và phá tan mọi kỷ lục chỉ trong 20 phút”, “Tôi chắc chắn tham dự Thế vận hội 2028 ở LA”…

Đương nhiên, Paris vẫn có những dấu ấn riêng trong lễ bế mạc Olympic 2024. Xét về tổng thế, đó là chương trình biểu diễn ánh sáng ngoạn mục lấy cảm hứng từ khoa học viễn tưởng.

Hình ảnh hàng chục nghìn chiếc vòng tay sáng lên cùng lúc sau khi ánh đèn tại Stade de France tắt ngúm tạo ra hiệu ứng thị giác đẹp mắt. Cảnh các vòng tròn Olympic được nâng lên trên sân khấu ở trung tâm sân vận động hay màn pháo hoa rực rỡ vào cuối đêm đều khiến người xem phải trầm trồ.

Dẫu vậy, lễ bế mạc sẽ trọn vẹn hơn nữa nếu Paris hoa lệ không bị Hollywood hào nhoáng lấn át.

fx3.jpgKhán giả bị chinh phục bởi tiết mục bãi biển của Snoop Dogg và Dr. Dre

fx4.jpgPháo hoa sáng rực một vùng trời Paris vào thời khắc khép lại Thế vận hội mùa hè. 

fx5.jpg Đông đảo vận động viên phấn khích tràn vào khu vực sân khấu để tận hưởng bữa tiệc

fx6.jpg Ca sĩ H.E.R biểu diễn quốc ca Mỹ tại sân vận động Stade de France

Jordan-Chiles-p.jpg?width=150Yolo
Khiếu nại chậm 4 giây, VĐV Mỹ phải trả lại huy chương Olympic Paris 2024

Theo Tiền Phong

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022