Vào những ngày chớm Thu Hà Nội (2/8), NSND Nguyễn Khắc Lợi - đạo diễn nhiều bộ phim nổi tiếng như Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn (1966),Cơn lốc biển (1985), Tướng về hưu (1988)... đã gửi lại cõi tạm tuổi 93 (1932-2024) phiêu du miền mây trắng. Nhớ về ông cũng là dịp nhớ về bộ phim Việt Nam của đạo diễn Roman Karmen, bởi 70 năm trước, ông là một trong những nghệ sĩ Việt Nam được cử tham gia giúp đỡ đoàn làm phim Liên Xô sang Việt Nam thực hiện bộ phim tài liệu bất hủ này.

Không chỉ làm nghề, đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi còn là thầy giáo mẫu mực, tâm huyết, gần gũi, trao truyền nghề cho nhiều thế hệ học trò, diễn viên điện ảnh như: Phạm Nhuệ Giang, Nguyễn Thanh Vân, Đỗ Thanh Hải, Hoàng Cúc, Hoàng Dũng, Nguyễn Thị Chiều Xuân, Đặng Thái Huyền... Người thầy tâm đức, mẫu mực vẫn vẹn nguyên trong cảm xúc thân ái của nhiều thế hệ nghệ sĩ, học trò Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.

Đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi. Ảnh: Trịnh Lê Phong

Tham gia làm phim "Việt Nam" của Karmen

Ai đã từng tiếp xúc với đạo diễn đều có cảm nhận chung về ông là sự chân chất, bình dị, mộc mạc, hiền lành, cởi mở, hòa đồng, thân thiện... Với diễn viên, học trò, ông luôn tôn trọng sự sáng tạo, không bao giờ tạo áp lực khiến diễn viên sợ sệt làm mất cảm xúc thăng hoa.

GS-TS Trần Thanh Hiệp (nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội) nói về ông với bao cảm xúc: "Giản dị, hiền lành là vậy, nhưng khi nói những khát khao sáng tạo cho điện ảnh thì ông như bỗng trở thành một con người khác hẳn: tâm huyết, cuồng nhiệt, sắc sảo...".

Nhớ lần gặp ông tại trường, biết tôi là người thị xã Hòn Gai (nay là thành phố Hạ Long) cùng NSƯT Diệu Thuần (vai Mùi), ông hồ hởi kể chuyện làm phim Cơn lốc biển tại thị xã Hòn Gai và tâm đắc với sức mạnh của giai cấp công nhân vùng than được làm nổi bật trong phim là kỷ luật và đồng tâm...

con-loc-bien-1722812174177561013965.jpg

Cảnh trong phim “Cơn lốc biển”

70 năm trước, đang là học sinh trường Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ), Nguyễn Khắc Lợi và một số bạn bén duyên với điện ảnh. Ông được cử tham gia giúp đỡ đoàn làm phim Liên Xô sang Việt Nam thực hiện bộ phim tài liệu Việt Nam (còn có tên Việt Nam trên đường thắng lợi) của đạo diễn Roman Karmen quay tại Điện Biên Phủ cùng các nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam.

Với nhiệm vụ quay phim phụ, Nguyễn Khắc Lợi tham gia nhóm thứ ba chuyên quay về quân sự cùng nhà quay phim Yevgeny Mukhin, nhà văn Nguyễn Đình Thi. Nhóm ba của Mukhin tiến về Hà Nội sớm nên may mắn ghi lại được hình ảnh quân đội Pháp rút quân ở cầu Long Biên, cảnh đoàn quốc tế giám sát, cảnh người dân Hà Nội vui mừng tay cầm cờ hoa đón chào đoàn quân chiến thắng trở về. Rất tiếc, trước thềm kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô, NSND Nguyễn Khắc Lợi đã ra đi, không chờ được sự kiện mà mình đã góp một phần làm nên những thước phim tư liệu quý giá được quay vào vào những thời khắc quan trọng của các sự kiện giải phóng Điện Biên Phủ, tiếp quản Thủ đô...

roman-1722812174213677987102.jpg

Đạo diễn Roman Karmen (thứ ba, trái sang) khi làm phim ở Việt Nam năm 1954

Sau giải phóng Điện Biên vài năm, Nguyễn Khắc Lợi được sang Liên Xô học đạo diễn tại Đại học Điện ảnh quốc gia Liên bang Xô Viết (VGIK). Thật may mắn, ông được gặp lại đạo diễn Roman Karmen lúc đó đang giảng dạy tại trường, được đến thăm hai nhà quay phim Vladimir Yeshurin và Yevgeny Mukhin tại nhà riêng.

Đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi thích làm phim chuyển thể từ các tác phẩm văn học hay. Với ông, mỗi loại hình nghệ thuật đều có đặc trưng riêng và điều quan trọng người làm điện ảnh phải biết phát huy những thế mạnh đó.

Sự "cộng hưởng" giữa văn học và điện ảnh

Nguyễn Khắc Lợi thích làm phim chuyển thể từ các tác phẩm văn học hay. Với ông, mỗi loại hình nghệ thuật đều có đặc trưng riêng và điều quan trọng là người làm điện ảnh phải biết phát huy những thế mạnh đó.

Ông cho rằng sự "cộng hưởng" hai loại hình nghệ thuật này sẽ làm nên giá trị cho điện ảnh vốn là nghệ thuật tổng hợp. Khi nhà văn tạo tạo nên những hình tượng thẩm mỹ bằng nghệ thuật ngôn từ thì nhiệm vụ của đạo diễn phim là phải chuyển tải được sang ngôn ngữ điện ảnh. Vì thế, ông thường tìm đến những tác phẩm văn học có giá trị, có hình tượng đẹp, có thông điệp sâu sắc.

tuong-ve-huu-17228121741211153771187.jpg

Phim “Tướng về hưu”

Có thể kể đến thành công của những bộ phim từ kịch bản văn học: Tướng về hưu (chuyển thể từ truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp), Cơn lốc biển (chuyển thể từ tiểu thuyết Bất khuất của nhà văn Lê Phương), Tiếng cồng định mệnh (từ tiểu thuyết Khúc tráng ca cuối cùng của nhà văn Chu Lai)...

Phim Hai người mẹ (kịch bản Cầm Kỷ, cùng sự hỗ trợ của hai phó đạo diễn: Nguyễn Khánh Dư và Trần Đình Thọ) do Xưởng phim truyện Việt Nam sản xuất, công chiếu năm 1975. Đây là bộ phim đầu tiên nói về tình hữu nghị Việt-Lào "Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long" trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Tại LHP phim Việt Nam lần thứ IV (1977), phim đoạt 2 giải thưởng dành cho đạo diễn và quay phim xuất sắc. 

Phim Bức tường không xây (kịch bản: Vũ Lê Mai, Dương Đình Bá, 1977) có sự tham gia với dàn diễn viên gạo cội như Đoàn Dũng (vai chủ nhiệm hợp tác xã), Anh Thái (Tuấn - phó chủ nhiệm hợp tác xã), Ngọc Thu (Thoa - vợ liệt sĩ), Minh Châu (Vân - em gái Đào)... PGS-TS Đỗ Lệnh Hùng Tú cho biết kỷ niệm làm bối cảnh giả cho căn nhà của chủ nhiệm hợp tác xã ngày đó. Vật liệu làm tường và sàn là ván ép, dán giấy, sơn theo hình vuông giả gạch bông. Bên ngoài hướng máy nhìn ra cửa sổ là phông vẽ phong cảnh mây trời, cánh đồng lúa, cây đa, mái đình... Tất cả đều được gia công và vẽ bằng tay. Nhờ sự chung sức của anh em tổ dựng cảnh, tổ đạo cụ và tổ trang trí mỹ công mà bối cảnh được tái hiện như thật. Hài lòng với bối cảnh dàn dựng khá chuẩn, đạo diễn cười hiền hòa và yêu cầu bộ phận đạo cụ thay bộ bàn ghế phù hợp với khung cảnh nông thôn.

Ông còn nhắc anh em làm lại màu sơn tường cho cũ để thấy những vết loang nước, vệt bùn đất, vết bong tróc trên tường... Hơi thở của cuộc sống đời thường, nhân vật được khắc họa hết sức chân thực. Được làm phim với đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi, đội ngũ thiết kế mỹ thuật phim đã được học hỏi, tích lũy, thấm thía từ những trải nghiệm, quan sát thực tế, cách nhìn tinh tế... để có những tác phẩm điện ảnh có giá trị.

Kịch bản phim Cơn lốc biển (Xí nghiệp phim tổng hợp TP.HCM) có thời lượng 93 phút, xoay quanh cuộc biểu tình chống Pháp của công nhân mỏ Quảng Ninh những năm 1936. Phim đã huy động đến 6.000 diễn viên quần chúng. Mãn hạn tù ở Côn Đảo, Toại (nghệ sĩ Trần Vịnh thủ vai) - chiến sĩ cộng sản - trở về Hòn Gai xây dựng phong trào cách mạng trong công nhân mỏ. Để bắt liên lạc với đồng chí của mình, Toại tìm đến giáo Trinh (nghệ sĩ Tất Bình) - người bạn trước đây hiện làm ký lục cho chủ mỏ Mác-Xây nhờ giúp đỡ. Chánh mật thám Rây cử My (nghệ sĩ Thanh Quý) theo dõi hoạt động của Toại, dò la, chỉ điểm, hòng tìm ra cơ sở của Đảng. Nhờ có Phụng (nghệ sĩ Như Quỳnh) - vợ chủ mỏ, lại là người yêu cũ của giáo Chinh - giúp đỡ nên Toại tránh được sự theo dõi của mật thám. Nhân kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga, công nhân mỏ đình công đòi tăng lương, buộc chủ mỏ phải nhượng bộ...

cuoc-chien-dau-1722812174164292265625.jpg

Phim “Cuộc chiến đầu vần còn tiếp diễn”, đồng đạo diễn với Hoàng Thái

Với phim Tiếng cồng định mệnh (Xưởng phim quân đội nhân dân), hai đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi và Lê Thi đã tìm cách thể hiện mới, xây dựng nhân vật đan xen giữa cảm hứng sử thi anh hùng ca và cảm hứng phi sử thi thiên về số phận, vận mệnh con người. Bối cảnh sử thi đã tái hiện cảnh quân ta tấn công vào Buôn Ma Thuột, trận mở màn chiến dịch Tây Nguyên. Đạo diễn đã khéo léo đan cài, kết hợp chạy hai mạch chuyện một cách chặt chẽ, logic, hợp lý.

Tại giải Cánh diều năm 2005, phim Tiếng cồng định mệnh đã mang đến giải Diễn viên xuất sắc nhất cho Hoàng Dũng và Giải thiết kế mỹ thuật xuất sắc dành cho họa sĩ Phạm Quang Vĩnh. Đây là một phim truyện sử thi - anh hùng ca thuộc vào hàng thành công bậc nhất trong việc giải quyết đúng đắn, hài hòa, đầy sáng tạo mối quan hệ giữa sự thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật" - Trần Trọng Đăng Đàn nhận định.

Trong số các phim do Nguyễn Khắc Lợi đạo diễn, phim Tướng về hưu (Xí nghiệp phim truyện Việt Nam) được đánh giá là tác phẩm nổi bật nhất, thể hiện tài năng, tâm tuệ của ông. Phim thực hiện năm 1988, nghĩa là sau 2 năm khởi đầu công cuộc đổi mới đất nước, văn nghệ sĩ đã nhập cuộc với tinh thần đổi mới tư duy nghệ thuật... Tại LHP Việt Nam lần thứ IX (1990), phim được trao giải thưởng Bông sen Bạc (không có giải Vàng) và NSND Hoàng Cúc đã chạm đến giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất.

Phim đầu tiên về đề tài an ninh tổ quốc

Phim Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn (1966) khởi nguồn từ kịch bản Tiếng pháo đêm giao thừa của Doãn Quế. Đây là bộ phim chống gián điệp đầu tiên được Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) góp ý rất chi tiết, cụ thể và giúp đỡ đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi - Hoàng Thái thực hiện.

Phim được chiếu vào dịp Tết Nguyên đán năm 1966, tạo nên một hiệu ứng xã hội tích cực, các diễn viên trong phim như Mai Châu (vai Lệ Mỹ), NSND Lâm Tới (vai A10), NSND Trà Giang (vai nữ công an quả cảm)... luôn được nhắc tới với niềm cảm phục, ngưỡng mộ.

Để điện ảnh Việt hội nhập, vươn xa

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022