sai-gon-gia-dinh-0-4-8216-1721556993.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=4t5R-59PqQix4I1-Q124sw

Không gian trước Nhà hát Thành phố hơn 100 năm trước. Công trình được khởi công năm 1898 và hoàn thành sau hai năm, do kiến trúc sư Félix Olivier thiết kế, lấy cảm hứng từ nhà hát Opera Garnier ở Paris (Pháp). Các họa tiết trang trí lẫn vật liệu xây dựng hầu hết được đặt hàng sản xuất và vận chuyển từ Pháp qua. Loạt ảnh được giới thiệu trong cuốn "Kiến trúc đô thị và cảnh quan Sài Gòn - Chợ Lớn xưa và nay", do Nhà xuất bản Tổng hợp TP HCM phát hành giữa tháng 7. Tác phẩm do các tác giả Nguyễn Đức Hiệp, Tim Doling, Võ Chi Mai thực hiện, nguồn ảnh được sưu tầm từ các tạp chí, tư liệu đầu thế kỷ 20. Nhóm tác giả có nhiều năm nghiên cứu về lịch sử, văn hóa thành phố, làm cố vấn văn hóa cho UNESCO, từng ra mắt một số ấn phẩm về vùng đất Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn.

sai-gon-gia-dinh-0-3-9162-1721556993.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=sUfXQLmxUw8-1S9zHGUE9g

Người dân tản bộ ở quảng trường nhà hát. Sau hơn 100 năm, nhà hát và không gian xung quanh là địa điểm thường tổ chức nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật, sự kiện lớn của thành phố.

sai-gon-cho-lon-0-2-6109-1721556994.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ULQ2QnuBSEgtBFJV_rnPfA

Các học sinh trường Marie Curie trong giờ tan trường. Được thành lập năm 1918, trường có tên ban đầu là Cao đẳng Tiểu học nữ sinh người Pháp (EPS des J.F. Francaises), chỉ giảng dạy các môn học bằng tiếng Pháp cho nữ sinh người Pháp và một số ít người Việt xuất thân gia đình giàu có, quyền quý.

sai-gon-cho-lon-0-1-8132-1721556994.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=9EaVA4dzfw2Gng5gmM0sCQ

Người dân nô nức đi xem hát bội. Theo sách "Nghệ thuật sân khấu Nam bộ" (NXB Tổng hợp TP HCM), đầu thế kỷ 20, loạt gánh hát Thầy Thận Sa Đéc, Thầy Năm Tú ra đời, tạo nền móng sơ khai cho nghệ thuật cải lương. Đặc trưng các tuồng thời kỳ này là hát nửa bội, nửa kịch, mặc xiêm y áo giáp thời xưa nhưng hát, nói suông, diễn tả một cách tân thời cho dễ nhớ, dễ nghe.

sai-gon-cho-lon-0-8898-1721556994.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=M9oBo-JGAmNfkektXfDfEg

Đường Ohier (nay là đường Tôn Thất Thiệp, quận 1) khoảng năm 1920-1929. Theo sách, nơi đây từng tập trung nhiều cửa hàng người Ấn bán vải, cho vay tiền, nên còn được gọi là khu "tiểu Ấn Độ".

sai-gon-cho-lon-2-5280-1721556994.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=97j2WCs1jWe7wfx_T9DS2Q

Khung cảnh chợ Bình Tây (quận 6) được chụp từ trên cầu Bình Tây đầu thế kỷ 20.

sai-gon-cho-lon-1-7394-1721556994.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=n4PFmUfLchQ0ZJr-_oLx4w

Cầu Bình Tây từ bến Bình Đông bắc qua kênh Tàu Hủ đến chợ Bình Tây. Ban đầu, cầu xây bằng gỗ, sau đó được phá đi để xây lại bằng sắt thép.

sai-gon-cho-lon-11-4381-1721556994.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=w8hfmt15o8AG5Lpgf_xuXw

Lễ khánh thành chợ Bình Tây năm 1928.

sai-gon-cho-lon-7-1721555718-2558-1721556994.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=7sRGxNYUwkJsRZsJH6ZL2Q

Khu vực Quai de Mytho (bến Mỹ Tho), nay là đại lộ Võ Văn Kiệt, quận 5. Bên trái là đường ga xe lửa Sài Gòn - Chợ Lớn và cột dây điện tín Sài Gòn, Mỹ Tho.

sai-gon-cho-lon-8-8284-1721556994.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=wTADGLElRL2D5M3BCMXBLQ

Chùa Bà Thiên Hậu, ảnh chụp khoảng 1920-1929. Ngày nay, địa điểm hơn 200 năm tuổi thu hút khách du lịch, nằm ở đường Nguyễn Trãi, quận 5.

sai-gon-cho-lon-9-7542-1721556994.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=fGTF8smjlKEcpy8_J6SOyQ

Biệt thự của ông Tổng đốc Phương - tức Đỗ HữuPhương, người nổi tiếng giàu có ở miền Nam cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20. Đường Châu Văn Liêm (quận 5) trước năm 1975 mang tên ông, về sau được đặt lại như hiện tại.

sai-gon-cho-lon-10-9665-1721556994.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Afn3zibwToQH3bhCIjUX9Q

Bên trong sân vườn của dinh thự Tổng đốc Phương. Ông Nguyễn Đức Hiệp - đại diện nhóm tác giả - kỳ vọng tác phẩm giúp bạn đọc khám phá thêm nhiều khía cạnh văn hóa xã hội, cảnh quan và kiến trúc của đô thị miền Nam từ cuối thế kỷ 19 đến nay.

Mai Nhật Ảnh: NXB Tổng hợp TP HCM cung cấp

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022