AH-Tran-Hanh-1746525636.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=62H2FdZ5Gvgr3fH41ncKIA

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Hanh (1932-2024) - Trung tướng phi công MiG-21 - là một trong những nhân vật được vinh danh trong sách 108 phi công chiến đấu Việt Nam, dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.​​​​​​ Ông quê Nam Định, là phi công đầu tiên dùng MiG-17 bắn rơi máy bay Mỹ F-105D Thần Sấm trên vùng trời miền Bắc. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh tháng 4/1975, ông là một trong những người chỉ huy trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất của Phi đội Quyết Thắng. Tháng 3/1986, ông được bổ nhiệm Tư lệnh Quân chủng Không quân. Ông giữ cương vị Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (1989), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1996) đến khi về hưu năm 2000.

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Hanh (1932-2024) - Trung tướng phi công MiG-21 - là một trong những nhân vật được vinh danh trong sách 108 phi công chiến đấu Việt Nam, dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.​​​​​​ Ông quê Nam Định, là phi công đầu tiên dùng MiG-17 bắn rơi máy bay Mỹ F-105D Thần Sấm trên vùng trời miền Bắc. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh tháng 4/1975, ông là một trong những người chỉ huy trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất của Phi đội Quyết Thắng. Tháng 3/1986, ông được bổ nhiệm Tư lệnh Quân chủng Không quân. Ông giữ cương vị Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (1989), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1996) đến khi về hưu năm 2000.

1-ace-le-hai-1746525621.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=BpnkxXcj1H1-ZnoVx04Cow

Đại tá phi công MiG-17 - Anh hùng Lê Hải (1942-2025). Thuộc đoàn bay Yên Thế với sáu lần bắn hạ máy bay Mỹ, ông là phi công lái MiG-17 của Không quân Việt Nam được công nhận Ace. Đây là danh hiệu có từ Chiến tranh Thế giới thứ hai, dành cho những phi công từng bắn hạ năm máy bay đối phương trở lên. Ông còn là phi công cường kích A-37, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 937 (1975), phi công tiêm kích bom Su-22, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 372. Năm 1992-2002, ông chuyển ngành, làm Phó tổng giám đốc Cụm cảng Hàng không miền Nam.

Đại tá phi công MiG-17 - Anh hùng Lê Hải (1942-2025). Thuộc đoàn bay Yên Thế với sáu lần bắn hạ máy bay Mỹ, ông là phi công lái MiG-17 của Không quân Việt Nam được công nhận Ace. Đây là danh hiệu có từ Chiến tranh Thế giới thứ hai, dành cho những phi công từng bắn hạ năm máy bay đối phương trở lên. Ông còn là phi công cường kích A-37, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 937 (1975), phi công tiêm kích bom Su-22, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 372. Năm 1992-2002, ông chuyển ngành, làm Phó tổng giám đốc Cụm cảng Hàng không miền Nam.

ace-le-thanh-dao-1746525622.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=SCk5tQsP4kapyfH2gwIFOw

Anh hùng Lê Thanh Đạo, 81 tuổi, nguyên Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, phi công MiG-21 Trung đoàn 927. Ông là một trong 16 phi công đạt cấp Ace trong thời chiến, với thành tích bắn rơi sáu máy bay Mỹ.

Anh hùng Lê Thanh Đạo, 81 tuổi, nguyên Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, phi công MiG-21 Trung đoàn 927. Ông là một trong 16 phi công đạt cấp Ace trong thời chiến, với thành tích bắn rơi sáu máy bay Mỹ.

ace-mai-van-cuong-1746525624.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=YQ2XDuZKAZEFk0aHfwTRRQ

Thiếu tướng Mai Văn Cương, 84 tuổi, từng nổi tiếng với độ nhanh nhẹn hiếm có trên bầu trời. Năm 1967, khi mới 26 tuổi, ông bắn rơi được năm máy bay Mỹ. Tuy nhiên, cũng trong năm này, ông đối mặt một trận không chiến ác liệt, bị bắn rơi. Ông phải nhảy dù từ độ cao 6.000 m, bị thương nặng, tai trái mất thính lực. Sau trận đánh năm 1967, ông hạ thêm ba máy bay. Đến năm 1969, ông đã bắn rơi tổng cộng tám máy bay địch, được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 28 tuổi. Ông từng là Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 927 (năm 1975), Sư đoàn trưởng Sư đoàn Không quân 372 (1983-1990), giữ chức Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân trước khi nghỉ hưu năm 2006.

Thiếu tướng Mai Văn Cương, 84 tuổi, từng nổi tiếng với độ nhanh nhẹn hiếm có trên bầu trời. Năm 1967, khi mới 26 tuổi, ông bắn rơi được năm máy bay Mỹ. Tuy nhiên, cũng trong năm này, ông đối mặt một trận không chiến ác liệt, bị bắn rơi. Ông phải nhảy dù từ độ cao 6.000 m, bị thương nặng, tai trái mất thính lực. Sau trận đánh năm 1967, ông hạ thêm ba máy bay. Đến năm 1969, ông đã bắn rơi tổng cộng tám máy bay địch, được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 28 tuổi. Ông từng là Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 927 (năm 1975), Sư đoàn trưởng Sư đoàn Không quân 372 (1983-1990), giữ chức Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân trước khi nghỉ hưu năm 2006.

ace-nguyen-dang-kinh-1746525625.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=IMrDqxlGznXJ8Na7HkbnBA

Thiếu tướng phi công MiG-21 - anh hùng Nguyễn Đăng Kính, 84 tuổi, quê tại huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Tháng 10/1961, ông được chọn đi học lái máy bay tiêm kích. Ông cũng là một trong những phi công có số giờ bay nhiều nhất trong chiến tranh, từng ba lần bị thương khi chiến đấu.

Ông từng làm phi đội trưởng tiêm kích thuộc Đoàn không quân Sao Đỏ, là một trong số 16 phi công Việt Nam đạt được đẳng cấp Ace trong chiến tranh. Ông từng giữ chức vụ Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương, Phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam.

Thiếu tướng phi công MiG-21 - anh hùng Nguyễn Đăng Kính, 84 tuổi, quê tại huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Tháng 10/1961, ông được chọn đi học lái máy bay tiêm kích. Ông cũng là một trong những phi công có số giờ bay nhiều nhất trong chiến tranh, từng ba lần bị thương khi chiến đấu.

Ông từng làm phi đội trưởng tiêm kích thuộc Đoàn không quân Sao Đỏ, là một trong số 16 phi công Việt Nam đạt được đẳng cấp Ace trong chiến tranh. Ông từng giữ chức vụ Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương, Phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam.

ace-nguyen-duc-soat-1746525627.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=52Vl9STyXVAZJtI3iI89lw

Trung tướng phi công Su-27- anh hùng Nguyễn Đức Soát, 79 tuổi, quê Phú Xuyên, Hà Tây (nay là Hà Nội). Nhập ngũ năm 1965, ông bắn rơi sáu máy bay Mỹ. Ông là phi công tiêm kích MiG-21, Su-22, Su-27, từng giữ các chức vụ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Trung tướng phi công Su-27- anh hùng Nguyễn Đức Soát, 79 tuổi, quê Phú Xuyên, Hà Tây (nay là Hà Nội). Nhập ngũ năm 1965, ông bắn rơi sáu máy bay Mỹ. Ông là phi công tiêm kích MiG-21, Su-22, Su-27, từng giữ các chức vụ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.

ace-nguyen-van-bay-1746525628.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=04KWDpEFdFy6mEPZAFVGvA

Anh hùng Nguyễn Văn Bảy - Đại tá phi công MiG-17. Quê tại Lai Vung, Đồng Tháp, ông từng đạt thành tích bắn rơi bảy máy bay Mỹ, được ghi nhận là phi công duy nhất dùng MiG-17 bắn rơi nhiều máy bay Mỹ nhất trên thế giới. Sau ngày thống nhất đất nước, ông được giao tiếp quản sân bay Cần Thơ, tham gia điều hành các sân bay Tân Sơn Nhất, Biên Hòa và chỉ huy làm nhiệm vụ tại Campuchia. Tháng 9/2019, ông qua đời ở tuổi 83, sau gần một tuần trị bệnh đột quỵ tại Bệnh viện Quân y 175 (TP HCM).

Anh hùng Nguyễn Văn Bảy - Đại tá phi công MiG-17. Quê tại Lai Vung, Đồng Tháp, ông từng đạt thành tích bắn rơi bảy máy bay Mỹ, được ghi nhận là phi công duy nhất dùng MiG-17 bắn rơi nhiều máy bay Mỹ nhất trên thế giới. Sau ngày thống nhất đất nước, ông được giao tiếp quản sân bay Cần Thơ, tham gia điều hành các sân bay Tân Sơn Nhất, Biên Hòa và chỉ huy làm nhiệm vụ tại Campuchia. Tháng 9/2019, ông qua đời ở tuổi 83, sau gần một tuần trị bệnh đột quỵ tại Bệnh viện Quân y 175 (TP HCM).

ace-nguyen-van-coc-1746525630.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=X795Jx0XXtAQ4v1CcVzJYA

Anh hùng Nguyễn Văn Cốc, 83 tuổi, Trung tướng phi công MiG-21. Năm 25 tuổi, ông trở thành phi công Việt Nam bắn rơi nhiều máy bay nhất, với chín chiếc. Năm 1969, khi đến thăm Quân chủng Phòng không - Không quân, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khen ngợi phi công trẻ, nói: "Bác chúc cho Không quân có nhiều Cốc hơn nữa".Chiếc MiG-21PF số hiệu 4326 gắn liền với tên tuổi và những chiến công của ông cùng đồng đội Trung đoàn 921 trước khi ông đảm nhiệm các vị trí cao như Sư đoàn trưởng Sư đoàn Không quân 371, quyền Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, phó Tổng Thanh tra Quân đội Nhân dân Việt Nam (1997-1998) và Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng (1998-2002).

Anh hùng Nguyễn Văn Cốc, 83 tuổi, Trung tướng phi công MiG-21. Năm 25 tuổi, ông trở thành phi công Việt Nam bắn rơi nhiều máy bay nhất, với chín chiếc. Năm 1969, khi đến thăm Quân chủng Phòng không - Không quân, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khen ngợi phi công trẻ, nói: "Bác chúc cho Không quân có nhiều Cốc hơn nữa".Chiếc MiG-21PF số hiệu 4326 gắn liền với tên tuổi và những chiến công của ông cùng đồng đội Trung đoàn 921 trước khi ông đảm nhiệm các vị trí cao như Sư đoàn trưởng Sư đoàn Không quân 371, quyền Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, phó Tổng Thanh tra Quân đội Nhân dân Việt Nam (1997-1998) và Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng (1998-2002).

ace-pham-thanh-ngan-1746525631.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=xw3uH2zO6dQsGMfwIc7Ntg

Anh hùng Phạm Thanh Ngân (86 tuổi) - Thượng tướng phi công MiG-21. Ông là phi công MiG-17, MiG-21 tại Trung đoàn 921, từng bắn rơi tám máy bay Mỹ trước khi đảm nhiệm vị trí Sư đoàn trưởng Sư đoàn Không quân 371. Ông giữ cương vị Tư lệnh Quân chủng Không quân năm 1989-1996, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị trước khi nghỉ hưu năm 2002.

Anh hùng Phạm Thanh Ngân (86 tuổi) - Thượng tướng phi công MiG-21. Ông là phi công MiG-17, MiG-21 tại Trung đoàn 921, từng bắn rơi tám máy bay Mỹ trước khi đảm nhiệm vị trí Sư đoàn trưởng Sư đoàn Không quân 371. Ông giữ cương vị Tư lệnh Quân chủng Không quân năm 1989-1996, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị trước khi nghỉ hưu năm 2002.

ah-ho-van-quy-1746525634.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=4gyghe3G2-5qifPYU6QEww

Anh hùng - đại tá phi công Hồ Văn Quỳ từng lái chiếc MiG-17 số hiệu 2312. Ông cùng các phi công khác trong biên đội đánh thắng trận lịch sử ở cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa) ngày 3/4/1965, tiêu diệt hai máy bay "Thần sấm" cường kích F-105 hiện đại bậc nhất của Mỹ lúc bấy giờ. Ông tạo cảm xúc cho nghệ sĩ Tường Vi viết bài hát nổi tiếng của không quân Phi đội ta xuất kích. Ông cũng là nguyên mẫu nhân vật Quỳnh trong bộ tiểu thuyết Vùng trời (1975) của nhà văn Hữu Mai. Năm 1979, ông nghỉ bay, chuyển sang công tác chỉ huy, huấn luyện với cương vị sư Phó sư đoàn trưởng Sư đoàn Không quân 370.

Anh hùng - đại tá phi công Hồ Văn Quỳ từng lái chiếc MiG-17 số hiệu 2312. Ông cùng các phi công khác trong biên đội đánh thắng trận lịch sử ở cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa) ngày 3/4/1965, tiêu diệt hai máy bay "Thần sấm" cường kích F-105 hiện đại bậc nhất của Mỹ lúc bấy giờ. Ông tạo cảm xúc cho nghệ sĩ Tường Vi viết bài hát nổi tiếng của không quân Phi đội ta xuất kích. Ông cũng là nguyên mẫu nhân vật Quỳnh trong bộ tiểu thuyết Vùng trời (1975) của nhà văn Hữu Mai. Năm 1979, ông nghỉ bay, chuyển sang công tác chỉ huy, huấn luyện với cương vị sư Phó sư đoàn trưởng Sư đoàn Không quân 370.

ca-khuc-phi-doi-ta-xuat-kich-trong-chuong-trinh-tu-hao-bo-do-1746612997.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=39ei-T9wDF22w_K5CuKG5g
Ca khúc "Phi đội ta xuất kích" trong chương trình "Tự hào bộ đội Cụ Hồ" năm 2017

Ca khúc Phi đội ta xuất kích trong chương trình Tự hào bộ đội Cụ Hồ năm 2017. Video: HTV

ace-vu-ngoc-dinh-1746525633.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=FbjGwNL1Eo7mw7hxqTrgMg

Anh hùng Vũ Ngọc Đỉnh - Đại tá phi công MiG-21. Thuộc đoàn Không quân Sao Đỏ, ông chiến đấu tám trận, bắn 12 quả đạn, hạ được sáu máy bay Mỹ. Ông được phong Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân năm 1970 và là một trong 16 phi công cấp Ace của Không quân. Sau năm 1975, ông là Phó Tư lệnh Sư đoàn Không quân 371, Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Không quân đến năm 1989. Từ năm 1989, ông là Tổng giám đốc Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam (nay là Tổng công ty trực thăng Việt Nam), Giám đốc Công ty bay Vasco Hàng không Việt Nam, trước khi nghỉ hưu năm 2003.

Anh hùng Vũ Ngọc Đỉnh - Đại tá phi công MiG-21. Thuộc đoàn Không quân Sao Đỏ, ông chiến đấu tám trận, bắn 12 quả đạn, hạ được sáu máy bay Mỹ. Ông được phong Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân năm 1970 và là một trong 16 phi công cấp Ace của Không quân. Sau năm 1975, ông là Phó Tư lệnh Sư đoàn Không quân 371, Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Không quân đến năm 1989. Từ năm 1989, ông là Tổng giám đốc Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam (nay là Tổng công ty trực thăng Việt Nam), Giám đốc Công ty bay Vasco Hàng không Việt Nam, trước khi nghỉ hưu năm 2003.

anh-hung-pham-tuan-1746525638.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=AcnyQvErHc5ZaUELqbqn-Q

Anh hùng Phạm Tuân - Trung tướng phi công MiG-21. Giữa năm 1971, khi đang là sĩ quan lái máy bay chiến đấu của Trung đoàn 921 Sao Đỏ, ông là một trong 12 phi công được chọn để đào tạo lái tiêm kích bay đêm, chuẩn bị cho việc bắn hạ máy bay B-52. Năm 1977, Phạm Tuân được cử đi học tại Học viện Không quân Gagarin (Liên Xô). Ông là người châu Á đầu tiên bay lên vũ trụ năm 1980 trong chương trình Interkosmos của Liên Xô. Ông cũng là người Việt Nam duy nhất ba lần được trao tặng danh hiệu Anh hùng (Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, Anh hùng Liên Xô).

Anh hùng Phạm Tuân - Trung tướng phi công MiG-21. Giữa năm 1971, khi đang là sĩ quan lái máy bay chiến đấu của Trung đoàn 921 Sao Đỏ, ông là một trong 12 phi công được chọn để đào tạo lái tiêm kích bay đêm, chuẩn bị cho việc bắn hạ máy bay B-52. Năm 1977, Phạm Tuân được cử đi học tại Học viện Không quân Gagarin (Liên Xô). Ông là người châu Á đầu tiên bay lên vũ trụ năm 1980 trong chương trình Interkosmos của Liên Xô. Ông cũng là người Việt Nam duy nhất ba lần được trao tặng danh hiệu Anh hùng (Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, Anh hùng Liên Xô).

nhom-tac-gia-sach-anh-1746531620.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=bDmNOs3ppUdrgQvRpU5-fg

Hai tác giả bên anh hùng Nguyễn Văn Bảy, trong buổi chụp hình nhân vật đầu tiên cho sách, năm 2016. Tác phẩm do Từ Phương Thảo - con gái đại tá phi công, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Từ Đễ - cùng nhiếp ảnh gia Ngô Nhật Hoàng thực hiện suốt chín năm. Từ Phương Thảo (chủ biên) sinh tại Hà Nội, là giám đốc mỹ thuật của tạp chí Elle Decoration Việt Nam. Chị có gần 30 năm làm việc tại TP HCM với vai trò phụ trách thiết kế ấn phẩm báo chí. Chị từng sản xuất series phim không quân E910 - Giảng đường trên mây (2017-2023) - phim tài liệu đầu tiên về các phi công và học viên bay Trung đoàn 910 trường Sĩ quan Không quân. Ngô Nhật Hoàng sinh tại Hà Nội, có kinh nghiệm 20 năm cầm máy. Anh là hội viên Câu lạc bộ Hàng không, với hơn 100 chuyến nhảy dù trong chín năm.

Hai tác giả bên anh hùng Nguyễn Văn Bảy, trong buổi chụp hình nhân vật đầu tiên cho sách, năm 2016. Tác phẩm do Từ Phương Thảo - con gái đại tá phi công, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Từ Đễ - cùng nhiếp ảnh gia Ngô Nhật Hoàng thực hiện suốt chín năm. Từ Phương Thảo (chủ biên) sinh tại Hà Nội, là giám đốc mỹ thuật của tạp chí Elle Decoration Việt Nam. Chị có gần 30 năm làm việc tại TP HCM với vai trò phụ trách thiết kế ấn phẩm báo chí. Chị từng sản xuất series phim không quân E910 - Giảng đường trên mây (2017-2023) - phim tài liệu đầu tiên về các phi công và học viên bay Trung đoàn 910 trường Sĩ quan Không quân. Ngô Nhật Hoàng sinh tại Hà Nội, có kinh nghiệm 20 năm cầm máy. Anh là hội viên Câu lạc bộ Hàng không, với hơn 100 chuyến nhảy dù trong chín năm.

Mai Nhật Ảnh: Tác giả cung cấp

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022