Mỗi mùa Giáng sinh, hàng triệu trẻ em trên khắp toàn cầu hồ hởi tham gia vào vở kịch Giáng sinh tại trường học. Vở kịch này - thường được biết đến như câu chuyện Giáng sinh - nhằm tái hiện sự ra đời của Chúa Jesus Christ.

Tuy nhiên, nếu con bạn được giao vai người chủ quán trọ hoặc con lừa nhỏ thì nghiên cứu mới của giáo sư Chris Greenough thuộc Khoa Khoa học Xã hội tại Đại học Edge Hill sẽ khiến bạn bất ngờ bởi những nhân vật này thực chất không xuất hiện trong kinh Thánh.

"Những chi tiết quen thuộc nhất trong câu chuyện Giáng Sinh thực ra không hề có trong kinh Thánh.

Mặc dù Giáng Sinh là một lễ hội Thiên Chúa giáo kỷ niệm sự ra đời của Chúa Jesus nhưng kinh Thánh cung cấp rất ít thông tin về thời điểm Mary sinh con" - Chris Greenough viết trên tờ The Conversation

Theo kết quả nghiên cứu mới, Chúa Jesus không được sinh ra vào một đêm yên lặng

Dưới đây là 5 yếu tố trong câu chuyện Giáng sinh mà nâu nay chúng ta vẫn tưởng tượng, nhưng không hề được ghi chép trong kinh Thánh.

1. Chúa Jesus không sinh ra vào một "đêm yên lặng"

Câu chuyện Giáng sinh thường mô tả Bethlehem như một "thị trấn yên bình", với nhiều bài thánh ca nhắc đến một "đêm yên lặng".

christmas-bible1-17345827109491111426524.jpg

Câu chuyện Giáng sinh mô tả Bethlehem như một 'thị trấn yên tĩnh', với một số bài thánh ca và bài hát mừng lễ hội nhắc đến 'đêm tĩnh lặng'. Nhưng theo Giáo sư Greenough, Bethlehem có thể đã 'náo nhiệt' vào đêm Chúa Jesus ra đời. Ảnh: Cuộc điều tra dân số tại Bethlehem của Pieter Bruegel the Elder

Tuy nhiên, giáo sư Greenough chỉ rõ rằng Bethlehem vào đêm Chúa Jesus ra đời có lẽ đã "rất nhộn nhịp".

"Theo Phúc âm Luke, Hoàng đế Caesar Augustus đã ban hành sắc lệnh yêu cầu một cuộc kiểm tra dân số, và mỗi người phải về quê quán để đăng ký.

Nếu đúng là thời điểm kiểm tra dân số, và không còn phòng trọ nào trống, thì rất khó để đêm Chúa Jesus ra đời có thể yên tĩnh" - ông giải thích.

2. Không hề có "con lừa nhỏ"

Trong câu chuyện Giáng sinh, Mary và Joseph thường được mô tả đang cưỡi một con lừa trên đường đến Bethlehem. Tuy nhiên, kinh Thánh không hề nhắc đến con lừa nào.

christmas-bible2-1734582711056748923722.jpg

Trong câu chuyện về Chúa giáng sinh, Mary và Joseph thường được miêu tả đang đi đến Bethlehem trên lưng lừa. Tuy nhiên, kinh Thánh không hề đề cập đến lừa

"Phúc Âm Luke 2:4 chỉ nói rằng Mary và Joseph đi từ Nazareth ở Galilee đến Bethlehem để đăng ký" - giáo sư Greenough nói. "Không có thông tin nào về cách họ di chuyển và việc cưỡi một con lừa khi đang mang thai nặng nề rõ ràng sẽ rất không thoải mái".

3. Thực ra, không hề có loài động vật nào

Các vở kịch Giáng sinh thường bao gồm các loài động vật như cừu, bò và lừa. Tuy nhiên, kinh Thánh không hề nhắc đến bất kỳ con vật nào trong câu chuyện Giáng sinh.

Meredith Warren, giảng viên Nghiên cứu kinh Thánh và Tôn giáo tại Đại học Sheffield, cho rằng các loài động vật có thể đã được thêm vào câu chuyện Giáng sinh như một biểu tượng hòa bình.

"Hình ảnh các loài động vật sống hòa bình thường xuyên xuất hiện trong kinh Thánh" - bà viết. "Chúng tượng trưng cho thời kỳ hòa bình, nên không có gì là lạ khi sự ra đời của Hoàng tử Hòa bình bao gồm hình ảnh động vật".

4. Người chủ quán trọ và chuồng gia súc

Người chủ quán trọ thường là một trong những nhân vật trung tâm trong vở kịch Giáng sinh tại trường học, với câu thoại nổi tiếng: "Chúng tôi không còn chỗ trống".

christmas-bible3-1734582711195822630395.jpg

Người giữ quán trọ là một trong những nhân vật quan trọng trong vở kịch giáng sinh của trường học, được giao nhiệm vụ truyền đạt câu thoại kinh điển "không có chỗ trong quán trọ" cho Mary và Joseph. Tuy nhiên, nhân vật này không xuất hiện trong kinh Thánh và chuồng ngựa cũng vậy

Tuy nhiên, nhân vật này không xuất hiện trong kinh Thánh và chuồng gia súc cũng vậy.

"Phúc âm Luke chỉ nói rằng 'không còn phòng trọ nào dành cho họ'" - giáo sư Greenough giải thích. "Chuồng gia súc được giả định là nơi Chúa Jesus ra đời vì không còn phòng trọ nào và Chúa Jesus được đặt trong máng cỏ, một dụng cụ cho gia súc".

5. Ba nhà thông thái

Kinh Thánh có nhắc đến các nhà thông thái - hay "magi" - được dẫn đường đến gặp Chúa Jesus bởi một ngôi sao, và họ bước vào một "ngôi nhà". 

christmas-bible4-173458271129469860435.jpg

Kinh Thánh đề cập đến những nhà thông thái - hay 'magi' - những người được ngôi sao dẫn đường và bước vào một 'ngôi nhà'. Tuy nhiên, theo Giáo sư Greenough, kinh Thánh không đề cập cụ thể đến việc có ba nhà thông thái

Tuy nhiên, kinh Thánh không đề cập rõ rằng có ba nhà thông thái.

"Chúng ta biết có ba món quà - vàng, nhũ hương và mộc dược - nhưng kinh Thánh không nêu số lượng magi dâng tặng chúng" - Giáo sư Greenough cho biết.

Nơi Chúa Jesus ra đời: Niềm tin và biểu tượng

Nhà thờ Giáng sinh, nằm cách Jerusalem khoảng 10km, được xem là một trong những địa điểm tôn giáo quan trọng nhất thế giới.

Từ thế kỷ thứ hai, nơi đây đã được công nhận là nơi Chúa Jesus ra đời và chính thức trở thành di sản thế giới của UNESCO vào năm 2012.

Nhà thờ nguyên bản được xây dựng vào năm 339 sau Công nguyên nhưng đã được tái thiết vào thế kỷ thứ 6 sau một trận hỏa hoạn.

Đến nay, đây là một trong những nhà thờ lâu đời nhất trên thế giới vẫn được sử dụng hàng ngày.

Mỗi năm, ước tính có khoảng 2 triệu người hành hương đến địa điểm này để chiêm ngưỡng nhà thờ và khu vực hầm mộ bên dưới, nơi được cho là nơi Chúa Jesus đã chào đời.

jesus-17345831233812005249904.jpg

Nhà thờ Giáng sinh nằm cách Jerusalem khoảng 10km

Không chỉ với Cơ đốc giáo, khu vực này còn mang ý nghĩa đặc biệt với các tôn giáo khác. Gần 1.000 năm trước thời Chúa Jesus, Bethlehem từng là thành phố của Vua David.

Hiện tại, địa điểm này thuộc một khu phức hợp tôn giáo rộng lớn. Điểm nhấn đặc biệt trong hầm mộ là một ngôi sao bạc gắn trên sàn đá cẩm thạch, tượng trưng cho nơi Chúa Jesus ra đời.

Ngôi sao được lắp đặt vào năm 1717 và được bao quanh bởi những chiếc đèn đại diện cho các cộng đồng Cơ đốc giáo khác nhau.

Những sự thật ít biết về phim "Ở nhà một mình" sẽ khiến bạn ngạc nhiên 

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022