Người vợ chia sẻ câu chuyện của mình trên một diễn đàn chi tiêu nhằm xin lời khuyên để giải bài toán quản lý tài chính. Cụ thể, năm nay chị 34 tuổi, chồng 40 tuổi nhưng hai vợ chồng gần như không có tiền tiết kiệm.

Tổng thu nhập của hai vợ chồng là 17 triệu đồng/tháng, có 1 con nhỏ. Mỗi tháng chị chi tiêu hết 12 triệu. Như vậy, mỗi năm, gia đình chị tiết kiệm được khoảng 50 triệu đồng.

Chị cũng cho biết thêm, cả hai vợ chồng đều không có khả năng kinh doanh nên thu nhập không có gì đột biến, mỗi tháng tổng thu đều không thay đổi. 

Mình thì không mua sắm quần áo, mỹ phẩm, tiêu xài cá nhân gì, chỉ có sở thích đi đây đi đó. Chồng mình cũng không rượu chè, cờ bạc. Chi tiêu trong gia đình đã tiết kiệm tối đa, không thể tiết kiệm hơn được nữa”.

Chị sống ở tỉnh, nếu tích cóp số tiền này để mua nhà thì cỡ 15 năm mới mua được căn chung cư. Trong khi đó, chị có sở thích đi du lịch từ hồi sinh viên.

Mỗi năm, nhà chị đi chơi 1 - 2 chuyến trong và ngoài nước. Hè, chị cho con đi nghỉ dưỡng vào dịp sinh nhật con. Các chuyến đi nước ngoài là các nước xung quanh như Thái Lan, Lào... Vì thế, khoản tiết kiệm 50 triệu đồng/năm gần như không còn. 

“Chồng mình bảo nên cắt khoản du lịch để dành tiền mua đất, mua nhà, chứ đi chơi lãng phí mấy chục triệu… Mình không biết có phải mình nghèo mà xài sang không.

Mỗi ngày mình đi làm 8 - 9 tiếng, về nhà mệt mỏi, chỉ mong kiếm được chút tiền để đi đây đi đó trải nghiệm. Nhưng nếu không tiết kiệm, thì đúng là không bao giờ mua được nhà riêng, cả đời ở nhờ cha mẹ. Xin mọi người cho mình lời khuyên”.

chi-tieu-22.jpgĐam mê du lịch khiến gia đình gần như không có tiền tiết kiệm, trong khi 2 vợ chồng đã ở tuổi trung niên. Ảnh minh họa: Forbes

Tâm sự của chị vợ sau đó nhận được gần 1.000 bình luận góp ý. Phần lớn mọi người cho rằng, cách chi tiêu này không hợp lý so với thu nhập, thậm chí có không ít lời chỉ trích chị vợ “bóc ngắn cắn dài” và sống không có kế hoạch cho tương lai. 

“Chưa giàu thì mình làm những việc mình cần trước, thay vì làm những việc mình thích” – một người nêu ý kiến.

Có người gay gắt hơn: “Lúc bố mẹ, con cái ốm đau, đi vay tiền người ta cũng cười cho. Họ bảo có tiền một năm đi du lịch 2 lần, mà lúc ốm đau lại phải đi vay từng đồng. Cho nên, nếu không có thì gác việc đi chơi lại, ăn uống thì tăng lên cho thoải mái, còn lại dắt lưng đề phòng biến cố trong cuộc sống”.

Thậm chí, có người cho rằng đây chỉ là lời bao biện nhằm thỏa mãn sở thích nhất thời. “Tới lúc con cái, cháu chắt sống trong phòng trọ chật chội, ngột ngạt… có hối hận không?

Rồi khi thông gia góp cho con cái tí vốn lận lưng để chúng phấn khởi mà phấn đấu làm ăn, mình không có thì có xấu hổ không? Có câu ‘cha mẹ chính là xuất phát điểm của con cái’”.

Bên cạnh đó, có một số người khuyên chị vợ nên biết cân bằng giữa việc tiết kiệm và hưởng thụ. “Chị đi du lịch không có gì là sai. Cái này là quan điểm cá nhân thôi, không thể nói đúng sai được. Tuy nhiên, ở góc độ tài chính thì nó không hợp lý.

Vì đi du lịch là nhu cầu về tinh thần. Mà trong cuộc sống, thể chất nên là cái được ưu tiên trước. Thể chất được hiểu là đảm bảo điều kiện sống như ăn uống, sinh hoạt, phát triển, y tế… Khi những cái đó được đảm bảo thì mới nên nghĩ đến tinh thần”.

Đồng tình với quan điểm này, một người khác đưa lời khuyên: “Mình thấy gia đình bạn chi tiêu cũng khá là tiết kiệm. Bạn cũng vén khéo lắm thì mới tiết kiệm được với khoản thu nhập như vậy.

Nhưng như mọi người góp ý, mình thấy khoản du lịch với điều kiện của bạn cũng có phần chưa được phù hợp lắm. Bạn có thể tiết chế khoản đó lại, thay vì đi nghỉ ở resort, đi nước ngoài, thì mình vẫn đi chơi nhưng chọn những cách tiết kiệm hơn.

Việc mua nhà có thể khó khăn, nhưng chúng ta vẫn cần có khoản dự phòng cho những tình huống phát sinh, ốm đau... Ngoài ra, theo mình, bạn nên dành một khoản kinh phí để học tập, nâng cấp bản thân, tìm kiếm cơ hội để tăng thêm thu nhập. 34 tuổi thì vẫn còn rất trẻ và nhiều cơ hội”.

Hy hữu, có ý kiến cho rằng quyết định ưu tiên cho trải nghiệm là đúng đắn. “Cuộc sống mỗi người là khác nhau. Như bạn này thì chồng con bạn ấy được đi đây đó các nơi, được khám phá trải nghiệm văn hoá các vùng miền.

Con của bạn ấy đang hơn hẳn các bạn nhỏ khác không được đi chơi đấy. Mua nhà mua đất không đơn giản, nên không đủ lực cũng không thể mua được. Con cái sau này lớn lên lại tự túc thôi. Bạn ấy chỉ cần tính toán sao cho có tiền đi du lịch, nhưng cũng cần để dành một phần để tiết kiệm dự phòng là được”.

ava.jpg?width=150Du Lịch
Hà Nội, Đà Nẵng lọt top những điểm du lịch một mình tốt nhất Đông Nam Á

Theo Vietnamnet

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022