Tôi năm nay 60 tuổi, vừa về hưu sau nhiều năm cống hiến cho công việc giảng dạy tại trường đại học. Khi còn trẻ, tôi luôn nghĩ rằng khi về già mình sẽ được an nhàn, sống vui vẻ bên gia đình, con cháu. Nhưng thực tế thì khác xa với những gì tôi tưởng tượng.

Trước đây, tôi luôn cố gắng để trở thành một người mẹ, người vợ tốt. Tôi và chồng đã dành cả thanh xuân để lo lắng cho con trai mình, nuôi dưỡng, giáo dục cho đến lúc con trưởng thành, kết hôn. Khi con trai lập gia đình, chúng tôi không chỉ chu cấp mà còn đứng ra lo liệu tất cả mọi thứ, từ đầu đến cuối.

Sau đó, khi hai con muốn mua nhà, chúng tôi cũng lo liệu khoản tiền đặt cọc để chúng có được tổ ấm của riêng mình. Tôi luôn nghĩ rằng làm cha mẹ là phải hết lòng vì con cái; nhưng có lẽ tôi đã lầm khi kỳ vọng con cái sẽ biết ơn và hiểu được tấm lòng mình.

3-22464279-1725432910287-1725432912284749526409.jpg

(Ảnh minh họa: AI)

Cách đây vài năm, khi con dâu mang thai, hai đứa yêu cầu tôi nghỉ hưu sớm để giúp đỡ chăm sóc cháu bé. Cả con trai và con dâu đều nói rằng mẹ chồng phải có trách nhiệm chăm sóc cháu nội, nhưng tôi thẳng thắn từ chối. Không phải tôi không thương cháu, mà thực sự tôi cảm thấy mình không thoải mái khi phải suốt ngày chăm sóc một đứa trẻ nhỏ.

Vợ chồng tôi thống nhất góp 200 triệu đồng thuê người giúp việc nhằm giảm bớt gánh nặng cho con trai và con dâu. Sau đó, con dâu đưa bà thông gia sang trông cháu, tuyên bố sẽ đưa số tiền 200 triệu kia cho bà. Tôi không nghĩ sâu xa gì, còn cho rằng việc này sẽ khiến mọi người đều vui vẻ, vợ chồng tôi có thể tiếp tục sống cuộc sống riêng của mình mà không phải lo lắng quá nhiều.

Nhưng hóa ra tôi nhầm. Con trai và con dâu chẳng những không cảm kích mà còn không ngừng đòi hỏi thêm. Mới đây khi hai vợ chồng tôi nghỉ hưu, chúng tôi lên kế hoạch đi du lịch, tận hưởng những tháng ngày còn lại bên nhau sau bao nhiêu năm vất vả, nhưng chưa kịp thực hiện thì con trai và con dâu đã tìm đến, yêu cầu tôi giúp đưa đón cháu đi học vì bà thông gia phải về quê chăm sóc gia đình.

Tôi rất thất vọng và cảm thấy đau lòng. Tôi đã làm mọi thứ có thể để giúp đỡ các con nhưng chúng không biết đủ, không hề nghĩ đến hay tôn trọng cảm nhận, mong muốn của vợ chồng tôi.

Khi tôi từ chối, con dâu nói một câu khiến tôi lạnh lòng: "Mẹ làm mẹ, làm bà kiểu gì vậy? Không muốn giúp đỡ con cái chút nào hay sao? Tiền cũng chẳng giải quyết được vấn đề. Nếu mẹ không giúp chúng con thì về sau đứa cháu nội này mẹ đừng nhận nữa, nó cũng không cần một người bà vô tâm như vậy!".

Tôi thật sự không thể tin vào tai mình. Làm sao một người con dâu lại có thể thốt ra những lời lẽ khắc nghiệt như vậy với mẹ chồng? Tôi quay sang nhìn con trai, hy vọng con sẽ hiểu và đứng về phía tôi nhưng nó lại im lặng, không dám nói gì. Có lẽ trong lòng, con trai cũng đồng tình với vợ.

Tôi cảm thấy bị phản bội bởi chính những người mà mình đã dành toàn bộ cuộc đời, trái tim và sức lực để yêu thương, cung phụng. Tôi tự hỏi, mình đã làm gì sai để phải nhận lại sự bất hiếu này? Vợ chồng chúng tôi đã dốc hết những gì mình có để lo cho con từ lúc nhỏ đến khi trưởng thành. Tôi không hề đòi hỏi gì nhiều, chỉ mong con cái sống tốt, biết nghĩ cho người khác. Vậy mà giờ đây, khi tôi muốn sống cho bản thân một chút, muốn hưởng chút an nhàn tuổi già thì các con lại cản trở, chỉ biết nghĩ đến lợi ích của riêng chúng.

Tôi biết rằng làm mẹ thì không thể bỏ rơi con cái, nhưng cũng không thể sống mãi dưới sự đòi hỏi vô lý và thiếu tôn trọng này. Tôi đã quyết định không nhượng bộ, ngừng giúp đỡ những đứa con không biết điều. Con trai và con dâu có thể giận, có thể trách móc nhưng tôi tin rằng đây là quyết định đúng đắn. Tôi muốn sống cuộc đời của mình, tận hưởng những ngày tháng cuối đời bên chồng, không phải tiếp tục hy sinh cho những đứa con chỉ biết đòi hỏi.

Nếu sau này con trai và con dâu có thể hiểu ra, biết tôn trọng và trân trọng những gì bố mẹ đã làm cho mình, tôi sẽ sẵn lòng tha thứ và giúp đỡ. Nhưng nếu chúng cứ tiếp tục ngang ngược và vô ơn thế này, tôi sẽ không bao giờ nhượng bộ. Cuối cùng, mỗi người đều phải tự chịu trách nhiệm cho cuộc đời của mình.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022