Bài viết là lời chia sẻ của bà Nhật Lệ, 62 tuổi, sống tại Vũ Hán (Trung Quốc). Sau khi đăng tải trên Toutiao, câu chuyện của bà nhận được sự đồng cảm. 

Vợ chồng tôi đều là nhân viên của một xí nghiệp ở thị trấn. Bố tôi thấy chồng tôi là người thật thà, lương thiện nên đã tạo điều kiện để chúng tôi tìm hiểu và đến với nhau. Nhà chồng tôi khi đó rất nghèo khó nhưng vì là con út nên chồng rất được chiều chuộng. Sau khi lấy chồng, tôi lo phụng dưỡng bố mẹ chồng, còn chồng đi làm kiếm tiền. 

Gia đình làm nông nên ngoài làm việc ở công ty, tôi phải phụ giúp việc đồng áng. Cuộc sống khi đó rất vất vả. Chồng tôi đi làm thu nhập cũng không cao, chỉ đủ ăn. Sau bao nhiêu năm kết hôn, chúng tôi vẫn ở ngôi nhà cũ mà bố mẹ chồng để cho. Anh là người không cầu tiến, không dám bước ra vùng an toàn. 

Trái ngược với anh, tôi là người nỗ lực phi thường. Nhờ cố gắng nên tôi sớm được thăng chức làm quản lý tổ công nhân ở công ty, có vị trí cao hơn, thu nhập tốt hơn. Ngoài ra, tôi cũng nhận thêm việc làm ở nhà nên có khoản tiết kiệm lớn. Nhờ đó, tôi đã cất được ngôi nhà mới sau nhiều năm về làm dâu. Nhưng dù tôi cố gắng đến đây, chồng cũng không ghi nhận, anh có phần coi thường tôi. 

anh-man-hinh-2024-06-22-luc-105025-17190283808682063403147-1719041793593-17190417952301665385053.png

Ngôi nhà mà tôi sống ở quê với gia đình chồng. (Ảnh minh hoạ)

Mâu thuẫn vợ chồng ngày càng nhiều

Không lo kiếm tiền, anh càng ngày càng lười biếng, bê tha. Chồng tôi say xỉn tối ngày, kiếm cớ gây sự với vợ, không ngày nào là chúng tôi không cãi nhau. Có chuyện gì bức xúc, anh về nhà kiếm chuyện, đổ lên đầu vợ con, tôi chỉ biết nuốt nước mắt vào trong. 

Khi con tôi vào cấp 2, tôi mất việc công việc, đó cũng là nguồn thu chính trong gia đình. Tôi được công ty đền bù một khoản. Thời điểm đó, tôi rất lo lắng vì vẫn nợ tiền xây nhà, và phải đóng học cho các con. Nhưng chồng tôi không hề lo lắng, thậm chí anh còn thấy vui vì có một khoản tiền. 

Tôi cuối cùng cũng hiểu rằng không thể dựa vào chồng mà chỉ có thể dựa vào chính mình. Vì ở nông thôn có rất ít cơ hội việc làm nên sau này tôi hỏi về kế hoạch làm việc ở thành phố. Cuối cùng, tôi lựa chọn làm bảo mẫu cấp cao cho một gia đình giàu có. Làm việc được hơn 10 năm ở thành phố, tôi cũng trang trải được hết nợ nần và tiết kiệm được khoảng 400 triệu đồng. Tôi đã nỗ lực làm việc, tiết kiệm chi tiêu, không dám mua đồ mới cho bản thân trong nhiều năm. 

Tôi đã nghĩ phải kiếm tiền, tích cóp để lo cho con học hành đàng hoàng và có tiền lấy vợ. Còn chồng tôi thì vẫn vậy, anh không có sự thay đổi. Hàng ngày vẫn chơi cờ bạc, uống rượu. Tôi cũng nghe mọi người chia sẻ, anh có những mối quan hệ ngoài luồng. Thật sự đến giờ phút này, tôi quá mệt mỏi. Tôi vừa phải chu cấp tiền nuôi bố mẹ chồng, nuôi con ăn học, trả nợ xây nhà. Vậy mà chồng không  đối xử tử tế với tôi?

anh-man-hinh-2024-06-13-luc-185808-1719028387531764610947-1719041797858-17190417981931906479361.png

(Ảnh minh hoạ)

Giải thoát cho bản thân

Dù cuộc hôn nhân từ lâu đã nguội lạnh nhưng tôi vẫn không ly hôn. Tôi nghĩ sau khi con trai khôn lớn, lấy vợ, tôi mới ly hôn vì muốn giữ thể diện cho con. Tôi không muốn vì hôn nhân của tôi mà ảnh hưởng đến con. Khó khăn đến mấy, tôi cũng cố cắn răng chịu đựng. 

Cuối cùng ngày này cũng đến, tôi được giải thoát khỏi người chồng lười biếng, kém cỏi, cờ bạc, rượu chè. Giờ tôi lên thành phố sống với vợ chồng con trai, con dâu. Tôi phụ các con trông cháu, dọn dẹp nhà cửa. Tôi chọn niềm vui cho mình, chiều chuộng bản thân hơn. Những lúc rảnh, tôi được con dâu đưa đi mua sắm. Còn cuối năm, gia đình chúng tôi sẽ cùng nhau đi du lịch. 

Vất vả cả một đời, cuối cùng tôi cũng được sống thảnh thơi, làm những điều mình thích, không phải tằn tiện tiết kiệm. Các con tôi cũng rất hiểu chuyện, thương tôi vất vả, giờ bù đắp cho tôi. 

Theo Toutiao 

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022