Suýt mất mạng vì suy thận cấp sau khi uống thứ này trị táo bón

Bà Lý, ngoài 40 tuổi (Đài Loan, Trung Quốc) gần đây thường xuyên bị táo bón. Có những ngày bà phải uống tới 5 viên thuốc nhuận tràng, làm mềm phân. Điều này khiến bà rất lo lắng vì lần khám sức khỏe gần nhất, bà được bác sĩ cảnh báo chức năng thận suy giảm, chưa đến mức hình thành bệnh lý nhưng vẫn cần hết sức chú ý. Bà Lý sợ rằng uống nhiều thuốc tây sẽ hại dạ dày và gan, thận.

Khi kể chuyện này với một người hàng xóm, bà Lý được mách nước dùng các thực phẩm tự nhiên có tác dụng nhuận tràng lại tốt cho sức khỏe. Sau khi tự tìm hiểu thêm, bà quyết định dùng thức uống từ sữa chua và các loại rau xanh, thỉnh thoảng thêm một chút trái cây để thay thế cho thuốc. Bởi vì nó nhiều chất xơ, men vi sinh có lợi cho đường ruột, lại là thực phẩm tự nhiên tốt cho sức khỏe tổng thể.

image20230110-211204-1723130212548215357545.png

Người phụ nữ suy thận cấp sau khi uống nước rau củ và sữa chua để trị táo bón (Ảnh minh họa)

Sau gần 3 tháng uống loại đồ uống này liên tục, quả thật tình trạng táo bón của bà Lý cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên, bà lại gặp phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Lúc nào bà cũng cảm thấy cơ thể mệt mỏi, gặp nhiều khó chịu khi đi tiểu (tiểu rắt, nước tiểu nhiều bọt và màu đậm…) cùng với chân tay sưng phù, đau vùng thắt lưng.

Người nhà khuyên bà Lý đi khám nhưng bà chỉ cho rằng đó là vấn đề tuổi tác, mãn kinh và sẽ tự hết sau một thời gian. Cho đến cuối tuần trước, đột nhiên buổi sáng thức dậy bà thấy cả người yếu tới mức đi lại khó khăn, tim đập lúc nhanh lúc chậm rất khó chịu. Khi được chồng dìu vào nhà vệ sinh để đi tiểu, bà phát hiện mình không thể tiểu dù rất buồn, liên tục nôn mửa và khó thở, sau đó ngất xỉu ngay tại chỗ. Chồng bà Lý ngay lập tức gọi xe cấp cứu đưa bà tới bệnh viện.

Bác sĩ chuyên khoa thận Hong Yongxiang (Đài Loan, Trung Quốc) cho biết: “Các triệu chứng ở bệnh nhân là do suy thận cấp tính. Bệnh nhân đã được lọc máu khẩn cấp và thoát khỏi nguy kịch nhưng sau này vẫn sẽ phải chạy thận để duy trì sự sống. Bệnh nhân vốn có thận yếu, suy giảm chức năng lại hấp thụ quá nhiều kali trong đồ uống trị táo bón của mình nên dẫn tới thận quá tải, suy thận. Sau đó, bệnh suy thận không được điều trị kịp thời, tiếp tục nạp nhiều kali trong thời gian dài dẫn tới suy thận cấp nguy hiểm tính mạng”.

Bác sĩ nhắc nhở 4 loại đồ uống “độc” với người bệnh thận

Với trường hợp của bà Lý, bác sĩ Hong Yongxiang cho biết: “Món đồ uống từ sữa chua và rau củ bệnh nhân dùng vốn không có hại, thậm chí là tốt. Tuy nhiên, nó chỉ tốt khi bạn uống điều độ và chọn lọc các loại rau củ phù hợp. Còn với bệnh nhân này, bà uống nó mỗi ngày, thậm chí nhiều lần mỗi ngày trong khi lựa chọn toàn rau củ quá giàu kali và photpho.

Với người bình thường, khi uống nhiều cũng có thể gây ra các vấn đề do quá tải kali như yếu cơ, ngứa ran tay chân, rối loạn nhịp tim, huyết áp thấp… Đặc biệt, với những người thận yếu, mắc bệnh thận thì không khác gì uống thuốc độc, thậm chí có thể gây tử vong”.

green-juice-16802286748341795600456-1723130240492616345429.png

Một số loại rau củ giàu kali, khi làm nước ép có thể gây nguy hiểm cho người mắc bệnh thận (Ảnh minh họa)

Thông qua trường hợp này, ông cũng nhắc nhở 4 loại đồ uống vốn tốt nhưng người thận yếu, mắc bệnh thận nên hạn chế hoặc tránh xa. Đó là:

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Do chúng quá nhiều photpho, người thận yếu hay mắc bệnh thận cần kiểm soát lượng photpho hàng ngày 800 - 100mg. Bao gồm cả sữa tươi, sữa chua, phô mai… chỉ nên ăn ít và hạn chế ăn uống vào buổi tối.

Nước ép trái cây, rau củ

Trên thực tế, nước ép trái cây, rau củ tốt nhưng ngay cả người khỏe mạnh cũng không nên uống quá nhiều. Ví dụ như nước ép trái cây nhiều đường fructose không tốt cho sức khỏe. Với người bệnh thận, đường fructose trong nước ép trái cây dễ chuyển hóa thành axit uric trong quá trình trao đổi chất, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận do gout hoặc trầm trọng thêm bệnh thận nếu uống nhiều. Chưa kể, nhiều loại trái cây như chuối hay kiwi còn nhiều kali - dễ gây gánh nặng cho thận.

Tương tự, nước ép/sinh tố rau củ - nhất là các loại giàu kali cũng gây hại cho thận. Có thể kể đến như các loại rau lá xanh, cà tím, củ cải, nấm… Bạn nên hạn chế ăn chúng để làm chậm quá trình suy giảm chức năng thận.

Trà, nhất là trà đặc

Trà cũng vốn là thức uống tốt cho sức khỏe nhưng lại không thân thiện với người bệnh thận. Uống quá nhiều trà hoặc uống trà đặc thường xuyên rất dễ nhiễm chất fluor, gây nên hiện tượng mệt mỏi, chán ăn, chóng mặt, nhức đầu, giảm trí nhớ... dù bạn khỏe mạnh.

Với người bệnh thận, hấp thụ fluor quá mức có thể khiến vỏ thận tổn thương nghiêm trọng vì lúc nào cũng phải hoạt động hết công suất. Nếu tình trạng này kéo dài trong thời gian dài, chức năng thận sẽ bị suy yếu. Trà cũng chứa caffeine, quá nhiều chất này khiến thận phải làm việc vất vả hơn.

Khế và nước ép khế

Theo bác sĩ Hong Yongxiang, sở dĩ phải tách riêng khế và nước ép khế ra khỏi nước ép trái cây trong danh sách thực phẩm hại thận bởi mức độ “độc” với người bệnh thận của nó cao hơn, cần lưu ý nhiều hơn.

Những người có chức năng thận bình thường ăn một lượng lớn khế trong thời gian ngắn khi đói hoặc sau khi đổ mồ hôi nhiều, lượng creatinine trong máu sẽ tăng đột ngột, thậm chí có thể xảy ra suy thận cấp. Bệnh nhân mắc bệnh thận ăn quá nhiều khế, chất độc thần kinh có trong khế sẽ khiến một số bệnh nhân mắc bệnh thận gặp các triệu chứng như lú lẫn, yếu tay chân, thậm chí hôn mê và gây tử vong trong một số trường hợp.

nuoc-ep-khe-1-1723130252687440527002.jpg

Người thận yếu, mắc bệnh thận nên tránh xa khế và nước ép khế (Ảnh minh họa)

Lý do đầu tiên là acid oxalic chiếm 50 - 60% trong khế đã tạo ra chất kết tủa oxalate calcium, gây sỏi thận, tăng nguy cơ ngộ độc với người bệnh thận. Thứ hai là khế chứa các độc tố thần kinh như caramboxin, neurotoxin.

Ở người thận khỏe, độc tố này được thận xử lý và loại bỏ để không gây hại cho sức khỏe, nhưng với người thận yếu, đang có vấn đề về thận thì hậu quả để lại nghiêm trọng hơn. Thận không thể giải độc tố trong quả khế nên gây ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong.

Nguồn và ảnh: Good Morning Health, QQ

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022