Tôi năm nay 46 tuổi, sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông thôn nghèo. Bố mẹ tôi đều là nông dân kiếm sống bằng nghề trồng trọt và buôn bán trái cây. Tôi là chị cả và có một đứa em trai kém 3 tuổi. Tuổi nhỏ, tôi sống rất hạnh phúc dù gia đình còn khó khăn nhưng cha mẹ không thiên vị, bình đẳng khiến tôi vui vẻ lớn lên.

Biết ơn sự nuôi dưỡng của cha mẹ, nên luôn cố gắng học tập để mong muốn tương lai công thành danh toại, báo hiếu cha mẹ. Tuy nhiên, biến cố đã đến với gia đình tôi khiến tôi phải bỏ học cấp 3, đi làm thuê kiếm tiền trang trải cuộc sống, chữa bệnh cho bố và trả nợ.

photo-1726323593550-17263235936611966835200-1726323614881-1726323615095150610717-1726463644369-17264636445381222845552.png

Ảnh minh hoạ

Năm 17 tuổi, tôi đã phải rời xa gia đình một mình lên thành phố tìm việc. Lúc đó, do trình độ học vấn thấp nên tôi chỉ có thể làm những công việc tay chân như vệ sinh, rửa bát, phát tờ rơi,...

Tôi nhận được 200 NDT mỗi tháng (khoảng gần 700 nghìn đồng) và chỉ dám giữ lại 50 NDT (173 nghìn đồng) để sinh hoạt ăn uống còn lại gửi về cho mẹ trang trải cuộc sống và nuôi em trai học.

Dù có vất vả đến đâu tôi cũng cắn răng chấp nhận nhưng không ngờ em trai tôi càng lớn càng hư, khiến cha mẹ và tôi hết sức lo lắng. Cả nhà lo cho em đi học nhưng vì nghịch ngợm nên cậu đã không đỗ đại học và chúng tôi tiết kiệm, cố gắng để em đi học trường trung cấp kỹ thuật.

Lúc đó, tôi đã làm ở khách sạn, mỗi tháng nhận lương 1.000 NDT (khoảng 3,4 triệu đồng) và giành 800 NDT (gần 2,8 triệu) để nuôi em đi học.

photo-1726323594171-17263235944521851886962-1726323615880-1726323616145961930022-1726463645021-1726463645127477947635.png

Ảnh minh hoạ

Sau khi nuôi em học xong trung cấp, tôi gặp và kết hôn với chồng là một cán bộ với thu nhập ổn định, gia đình gia giáo. Sau khi kết hôn, tôi thống nhất cùng chồng sẽ chu cấp cho bố mẹ mỗi tháng 1.000 NDT để họ trang trải cuộc sống. Và cả gia đình chồng hoàn toàn ủng hộ quyết định của tôi.

Cuộc sống của tôi ngàng càng tốt hơn, nhưng cuộc sống của cha mẹ thì không hề dễ chịu. Em trai tôi là người không có trí tiến thủ, nhảy việc lung tung và dựa vào cha mẹ nuôi qua ngày. Sau đó, em trai tôi lấy vợ, nó cũng không thay đổi nhiều hai vợ chồng lười biếng như nhau không chịu làm việc.

Vì tuổi ngày càng lớn nên sức khoẻ cha mẹ tôi bị suy giảm, cần rất nhiều tiền thuốc duy trì. Lúc này, em trai và em dâu tôi chối đây đẩy nói họ khó khăn, không đủ khả năng nuôi dưỡng cha mẹ.

photo-1726323595299-1726323595437748420773-1726323617883-1726323617991118572003-1726463645801-17264636459781551103479.png

Trước vấn đề này, tôi là chị cả đã nhận hỗ trợ cha mẹ, gửi về 2.00 NDT (khoảng 6,9 triệu đồng) và sau tăng lên 3.000 NDT (10,3 triệu đồng) mỗi tháng. Bên cạnh đó, tôi cũng thường xuyên mua những thực phẩm chức năng, đồ bổ cho cha mẹ bồi dưỡng sức khoẻ. Tuy nhiên, tôi không thể ngờ cha mẹ lại có thể phụ tấm lòng của tôi dành tất cả điều tốt cho con trai "quý tử" của mình.

Một hôm sau khi đặt mua tủ lạnh và máy giặt cho cha mẹ nên tôi quyết định về thăm họ không báo trước. Tôi rất sốc khi đến trước của đã thấy em trai đang chuyển hai thứ đó sang nhà riêng của mình.

Khi thấy tôi, mọi người rất ngạc nhiên và khi nghe tôi chất vấn vợ chồng em trai tôi bình thản trả lời cha mẹ đều già cần gì dùng đồ tốt cho phí, để họ dùng hợp lý hơn. Tôi cũng rất ngạc nhiên khi phát hiện đồ dùng lúc trước mình mua, sữa, thuốc bổ gửi cho cha mẹ đều ở trong nhà cậu em trai.

Mà tức hơn là cậu em tôi thản nhiên nói rằng: cha mẹ cần gì bồi bổ, vợ em sinh con vất vả mới cần bồi dưỡng cơ thể. Mẹ tôi cũng giúp em tôi nói đỡ, điều này khiến tôi thực sự bất lực và buồn.

photo-1726323596006-17263235961201593073359-1726323618880-17263236190681841660995-1726463646415-17264636465741622293289.png

Ảnh minh hoạ

Tôi bất lực khi thấy cha mẹ hơn 70 tuổi của mình phải sống khổ sở, ăn không dám ăn mà tiêu không dám tiêu để dành cho cậu con trai trẻ khỏe của mình. Tôi cũng phát hiện mỗi tháng tôi chuyển 3.000 NDT cho cha mẹ, thì ngay hôm sau mẹ tôi luôn chuyển 1.800 NDT (hơn 6,2 triệu đồng) cho em trai.

Bất lực trước sự nuông chiều của cha mẹ khiến em trai tôi còn trẻ mà ỷ lại ham ăn lười làm tôi quyết định dừng khoản trợ cấp này lại. Tôi sắp xếp lại cuộc sống cho cha mẹ, đặt mua thuốc chữa bệnh hàng tháng gửi trực tiếp về nhà tôi sẽ chuyển khoản và thảo luận với người bán hàng gần nhà để cung cấp nhu yếu phẩm cho họ hàng ngày rồi tôi thanh toán.

Điều này khiến cho em trai tôi hết sức tức giận, nhưng tôi thẳng thắn nói với em về trách nhiệm của người làm con. Em trai tôi còn trẻ phải phấn đấu làm việc để chăm lo cho gia đình, con cái chứ đừng nghĩ ỷ lại vào ai.

Chính sự nuông chiều của cha mẹ khiến em trai tôi nhụt chí, lười biếng nên giờ nó phải tỉnh lại mà phấn đấu tự làm, tự ăn thôi.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022