Luôn bên nhau như hình với bóng

Ông Trần Văn Trọng (SN 1931) và bà Phan Thị Tươi (SN 1937) hiện sinh sống tại TP Cà Mau. Ở độ tuổi này, họ tựa như những ngọn đèn trước gió có thể vụt tắt bất cứ lúc nào.

Họ đã cùng nhau trải qua một quãng đời dài, từ thuở đất nước còn chiến tranh cho đến cuộc sống bình yên hiện tại. 

Qua bao thăng trầm cuộc sống, mặc dòng thời gian có làm đổi thay bao điều nhưng trong gian nhà nhỏ của ông bà, ngọn lửa tình yêu đối với người bạn đời của mình vẫn vẹn nguyên xúc cảm như thuở nào.

yeu.jpgÔng bà luôn quan tâm, chăm sóc và dành nhiều cử thỉ thương yêu khiến con cháu thầm ngưỡng mộ

Như thường lệ, mỗi sáng tinh mơ, bà lụm khụm chuẩn bị cho ông tô cháo nóng bốc khói, cùng lời gọi thân tình.

Những chiếc cúc áo ông bị rơi luôn có bàn tay tỉ mỉ của bà xâu kim, đơm lại dù mắt đã mờ, tay chân run rẩy. Bà vẫn muốn tự tay làm cho người bạn đời tuổi xế chiều của mình.

Đáp lại, cụ ông luôn có mặt xoa bóp, day huyệt mỗi khi bà trở cơn đau nhức.

Nhìn cảnh bà ngồi trong lòng ông, tận hưởng những động tác xoa bóp chân tay, thỉnh thoảng lại ngước nhìn nhau rồi trao những nụ hôn âu yếm, khiến đám con cháu không khỏi ngưỡng mộ tình cảm của ông bà mình.

Khi tôi hỏi, ông bà bên nhau như hình với bóng bằng tình cảm mặn nồng như vậy, chắc chẳng bao giờ hờn giận nhau được lâu? Bà nở nụ cười móm mém, đôi mắt ánh lên niềm hạnh phúc: "Có giận chứ bây, nhưng rồi ổng có đi xa khỏi bà được đâu, mà bà cũng vậy, không có ổng thì căn nhà trống trải lắm!”

Tôi gặng hỏi bí quyết giúp ông bà vẫn dành cho nhau tình cảm vẹn nguyên như thuở ban đầu. Bà xua tay cười rạng rỡ: "Có bí quyết chi bây, chỉ thuở mới lấy nhau về thường nghe câu ông bà xưa căn dặn 'cơm sôi bớt lửa, cả đời không khê'”.

yeu1.jpgNiềm vui của cụ ông khi được các cháu thăm hỏi, cõng trên vai đi dạo quanh nhà

Bảo bối của cháu con

Ông bà chia sẻ, rồi ai cũng phải già tựa cành củi khô, dần rơi rụng lúc nào cũng chẳng hay.

Dù có già mấy đi nữa nhưng vẫn phải luôn vui vẻ, sống khỏe mạnh từng ngày để được thấy con cháu âu yếm gọi là bảo bối, để thi thoảng con cháu đem khoe chứ không phải than phiền là gánh nặng.

Cụ bà cầm trên tay những bức ảnh chụp con cháu sum họp quây quần, tổ chức tiệc mừng thọ cho ông bà qua từng năm tháng. 

yeu2.jpgMỗi năm con cháu quây quần, sum họp để tổ chức lễ mừng thọ cho ông bà

Mỗi ngày trôi qua, bà và ông một yếu dần. Ngồi trong căn phòng đủ tiện nghi có máy lạnh, tivi… ánh mắt bà dõi xa xăm ra ô cửa sổ, trông ngóng từng dáng hình sắp nhỏ, xem có đứa nào thu xếp được công việc để về thăm bà dù chỉ giây lát.

Mỗi khi được tin con trai, con gái hay dâu, rể, cháu chắt về thăm, ông bà ngủ chẳng được, mong đến giây phút được ôm chúng vào lòng, hỏi han cuộc sống, công việc hiện tại ra sao. Bấy nhiêu thôi cũng đủ để bà và ông an lòng sống vui từng ngày.

Vì sức khỏe yếu dần, hai chân ông chẳng còn đi lại được. Ấy vậy, biết bà đi tái khám sức khỏe, ông liền rời khỏi giường, cố lết bằng đôi tay để tìm bà. Đám con cháu hết lời khuyên răn, trấn an, ông mới chịu cho bế về chiếc giường để nghỉ ngơi.

yeu3.jpg Niềm hạnh phúc vỡ oà của ông bà khi cháu chắt về thăm

Bà vừa trở về sau chuyến thăm khám sức khỏe, hay tin ông tìm kiếm, dòng lệ cũng chực trào trong đôi mắt sâu hòm nhăn nheo. Bà vội bảo con cháu nhớ nấu những món bồi bổ cho ông ăn.

Chứng kiến mối tình của đôi vợ chồng đầu đã bạc trắng vẫn không quên một giây phút nghĩ về nhau. Tôi chợt nhận ra rằng, gia đình có trọn vẹn hạnh phúc hay không, nên vun đắp cho nếp nhà khởi đầu từ chữ “yêu thương”.

ngoai-tinh-p.jpg?width=150Yêu
Thấy vợ chồng con trai nói nhiều về Paris, tháp Eiffel, tôi tò mò hỏi thì hoảng hốt khi nghe câu trả lời của con dâu

Theo VietNamnet

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022