Tôi sinh ra trong một gia đình trí thức, 4 thế hệ đều gắn bó với nghề dạy học và viết sách. Thứ giá trị nhất trong nhà tôi từ xưa đến nay chỉ có sách vở và tài liệu nghiên cứu chứ tiền bạc thì chẳng có nhiều.

Đến đời bố tôi thì cuộc sống khấm khá hơn chút nhờ tài kinh doanh buôn bán của mẹ. Bố cãi lời ông nội để cưới bằng được thiếu nữ nhà bán xôi, mặc cho cả họ chê là không môn đăng hộ đối. Kết cục chỉ sau vài năm bố mẹ tôi đã khiến mọi người xung quanh phải kiêng dè, vì mẹ tôi đã gây dựng được cả một cơ ngơi nhờ vào thúng xôi xéo.

Hồi ấy vừa cưới xong thì mẹ mang bầu tôi. Bố bị ông nội đuổi đi nên phải xin ở nhờ trong thư viện trường đại học. Một mình mẹ tôi kiếm tiền nuôi chồng học thi công chức, vất vả đến nỗi bị sinh non.

Vì giai đoạn đầu hôn nhân quá khó khăn nên bố mẹ tôi định không đẻ thêm lần nào nữa. Đợt ấy bố tôi túng đến mức phải giấu vợ đem xe đạp ra tiệm cầm đồ, rồi lấy tiền đó mua thịt cho vợ tẩm bổ ở cữ. Đẻ xong mới 1 tuần mẹ tôi đã lại dậy sớm đồ xôi, vừa bế con vừa ngồi gói xôi ngoài chợ.

12 năm sau đó bố mẹ “nhỡ nhàng” chửa thêm phát nữa. Thế là tôi có thêm một đứa em trai, nó đáng yêu trắng trẻo như cục bột vậy. Nhờ thằng em quý hóa ấy mà gia đình tôi được ông nội tha thứ cho, được phép dắt díu nhau trở về nhà nội.

Lúc cậu em sinh ra thì bố mẹ tôi đã có nhà xe riêng đủ cả rồi. Bố tôi làm giảng viên còn mẹ thì trở thành bà chủ hàng xôi nức tiếng phố cổ. Tính ra cả họ có nhà tôi là sung túc nhất, có mẹ giỏi giang vun vén nên mấy bố con tôi chẳng thiếu thốn cái gì.

Tuy nhiên được cái nọ thì mất cái kia. Cả họ truyền thống đèn sách hiếu học nhưng thằng em tôi lại là đứa ngỗ ngược vô cùng. Từ lúc biết nói biết đi là nó đã bộc lộ năng khiếu phá phách, tới khi trưởng thành thì nó chỉ thích học mấy thói hư tật xấu bên ngoài thôi.

Bố mẹ tôi rất buồn khi đẻ ra một thằng “trời đánh”. Dù cụ nội, ông nội lẫn bố đều là giáo viên nhưng không ai uốn nắn được nó cả. Nó hư nổi tiếng trong khu phố, thuộc dạng cá biệt đến nỗi hàng xóm cứ thắc mắc không hiểu em trai tôi có đúng là con cháu họ Đỗ hay không.

Có thằng em kém mình hẳn một giáp nên nhiều khi ra ngoài mọi người chẳng tin tôi là chị ruột của nó. Ngoại hình đã khác hẳn nhau rồi, đến tính nết 2 chị em cũng hoàn toàn trái ngược nhau. Tôi đi theo nghiệp sự phạm của bố, còn thằng em 22 tuổi rồi vẫn lông bông.

base64-1728467611913657313670-1728468407463-17284684075901837055697.jpeg

Mấy tháng trước em trai đòi lấy vợ, tôi lắc đầu ngao ngán khi biết vợ nó mới 19 tuổi đầu. 2 đứa nó yêu đương không giữ gìn nên gây hậu quả. Cuối cùng bố mẹ tôi phải muối mặt đi hỏi cưới hộ con trai.

Giờ ông bà vừa phải nuôi thằng con báo hại, vừa phải nuôi cả con dâu mang bầu. 2 đứa nó còn “trẻ trâu” nên cãi nhau liên tục. Ngày nào cũng chí chóe gây sự khiến bố mẹ tôi nhức hết cả đầu.

Tuần trước cậu em đã đánh tiếng nhắc tôi là tuần này có sinh nhật vợ nó. Tuy không thích cô em dâu trẻ con này nhưng tôi vẫn chuẩn bị quà cáp đầy đủ, dặn chồng sắp xếp công việc để cả nhà cùng tham gia bữa tiệc mừng.

Tưởng em dâu làm bữa cơm thân mật tại gia thôi, vậy mà hôm qua cậu em trai lại gọi điện bắt tôi đặt chỗ ở nhà hàng cao cấp cho vợ nó... ăn thịt nướng. Em dâu mê đồ ăn Hàn Quốc nên em trai tôi chiều vợ, cơ mà chẳng hiểu sao thằng em lại gọi điện ra vẻ như kiểu tôi là osin?!?

Không chấp mấy đứa em nên tôi cũng đặt bàn ở chỗ hay ăn với bạn bè. Quán ấy sạch sẽ, đồ ăn ngon, giá hơi cao chút nhưng xứng đáng.

Trưa nay cả nhà già trẻ lớn bé kéo nhau đến nhà hàng ăn tiệc. Nhân viên chuẩn bị sẵn bóng bay băng rôn các thứ mừng sinh nhật rất chuyên nghiệp. Cô em dâu có vẻ thích lắm, nó mặc váy ngắn, trang điểm đậm, ôm bụng bầu đòi chồng chụp hình cho liên tục. Cả nhà lần lượt tặng quà cho em dâu, nó sung sướng khi phát hiện ra quà của tôi là một chiếc túi hàng hiệu.

  • avatar1728389345825-17283893465461412399851-0-60-315-564-crop-1728389398708516996044.jpg

    Cầm 4 tỷ về quê vừa mua xe vừa xây biệt thự, chị gái tôi cay đắng khi không thể bước vào chính căn nhà của mình

Vợ chồng nó gọi ê hề đồ ăn toàn thịt bò thượng hạng khiến tôi hơi choáng. Bình thường tôi đi ăn với hội bạn thân 5-6 đứa, dù chia nhau ra chỉ tốn vài trăm nghìn nhưng cũng không dám mạnh tay gọi toàn món đắt đỏ như vậy. Tôi huých tay nói nhỏ với chồng rằng không biết em trai mình có đủ tiền trả bữa này hay không.

Vừa thắc mắc xong thì sau đó tôi đã có ngay câu trả lời. Khi mọi người đã ăn no và chuẩn bị ra về, cậu em bỗng đứng lên thưa gửi mấy câu cảm ơn và bảo vợ chồng tôi trả hóa đơn coi như "quà mừng sinh nhật em dâu".

Tôi ngạc nhiên bảo chị đã đưa quà rồi còn gì, em dâu hồn nhiên nói cái túi nhỏ như vậy thì đáng bao nhiêu đâu. Cậu em trai cũng cười cợt nhìn chồng tôi kêu "Anh rể giàu thế thì một bữa ăn có đáng gì". Vợ chồng tôi im im đợi xem nhà hàng tính tiền ra sao.

Tới khi nhân viên mang hóa đơn đến tận bàn thì vợ chồng cậu em mặt cắt không còn giọt máu. Tôi ngó con số bên dưới bill mà cũng thở hụt hơi, eo ơi 16 người mà ăn hết gần 30 triệu tiền thịt nướng! Không tính người già với trẻ con trong nhà thì chắc những người còn lại phải tiêu thụ cả chục cân thịt ấy. Vài lạng thịt đã tiền triệu rồi, bảo sao hóa đơn hết hồn vậy.

Vợ chồng tôi không định thanh toán hộ cậu em trai nên kệ đứng lên đi về. Em dâu tức tốc níu tay tôi lại hỏi tại sao chị lại bỏ đi. Tôi nói mình đã tặng quà rồi nên không có nghĩa vụ trả tiền bữa tiệc. Hôm nay tôi đến với vai trò là khách, chứ tôi có phải chủ nhân bữa tiệc đâu mà phải rút ví ra?!?

Lúc quay đi tôi thấy thằng em mình hậm hực đến nỗi đỏ mặt tía tai. Đương nhiên chúng nó không có tiền nên bố mẹ tôi lại phải đứng ra trả. Tôi không muốn nhiều lời thị phi nên chẳng tranh cãi gì thêm.

Về đến nhà tôi thấy vợ chồng em trai gửi một đống tin nhắn trách móc. Tôi định trả lời lại thì phát hiện ra 2 đứa nó chặn liên lạc với mình luôn rồi! Thôi vậy cũng được, đỡ phiền phức. Để xem chúng nó có nhận ra bài học rút kinh nghiệm từ chiếc hóa đơn kia không. Chúng nó cứ thế này thì còn lâu mới trưởng thành nổi.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022