Ông Lý Hải Đào (74 tuổi, Bắc Kinh, Trung Quốc) có ba người con trai thành đạt, đều là tiến sĩ.

Mỗi tháng, từng người gửi cho ông 1.000 tệ để trang trải sinh hoạt. Ông từng rất hãnh diện khi nghĩ rằng mình đã dạy dỗ được những đứa con có hiếu.

Mọi chuyện thay đổi khi ông bất ngờ nhập viện một tuần vì bệnh nặng. Dù các con vẫn đều đặn chuyển tiền như thường lệ, không một ai gọi hỏi thăm, càng không đến thăm.

Lúc ấy, ông mới cay đắng nhận ra: trong mắt các con, sự chu cấp chỉ là nghĩa vụ, không phải sự quan tâm thật lòng.

Dù ông chủ động gọi điện mong được gặp, ba người con đều viện lý do bận rộn, từ chối. Ngay cả người con út sống cùng thành phố cũng không dành nổi một bữa tối bên cha.

cu-ong1-17473877826681146511585.jpg

Lúc ấy, ông mới cay đắng nhận ra: trong mắt các con, sự chu cấp chỉ là nghĩa vụ, không phải sự quan tâm thật lòng. Ảnh minh họa

"Tháng này con không thể về được bố ạ. Con đang bận dự án, đang ở giai đoạn nước rút, con thực sự không thể nghỉ được", con trai lớn Lý Cường nói.

"Thật xin lỗi bố. Con và vợ đã đặt vé đi Úc rồi. Lần này chúng con không thể hoãn được", con trai thứ 2 Lý Cương đáp.

"Tháng này con rất bận ở phòng thí nghiệm. Con phải tăng ca buổi tối nhiều nên không về ăn cơm với bố được", con trai thứ 3 Lý Dũng trả lời.

"Tôi đau đớn nằm trên giường bệnh, nước mắt trào ra. Tôi đã ốm nặng rồi nhưng 3 đứa con trai vẫn không chịu dành thời gian đến thăm bố. Cảm giác cô đơn bủa vây lấy lão già 74 tuổi như tôi."

Đến khi bệnh tình trở nặng, ông lại nằm viện với chẩn đoán ung thư giai đoạn cuối. Lúc này, các con mới vội vã trở về, tay xách hoa, mắt lo lắng, nhưng ông hiểu: đó là phản ứng khi cái chết cận kề, không phải vì tình cha con sâu đậm.

"Nhìn bộ dạng của các con, tôi hiểu rằng trong lòng chúng, người cha này không có nhiều ý nghĩa. Chúng đến gặp tôi chỉ vì tinh thần trách nhiệm của chữ "hiếu thảo" chứ không phải tình yêu xuất phát từ trái tim. "

Đỉnh điểm của sự thất vọng là khi con trai cả đến bệnh viện, mở điện thoại quay clip nói lời động viên để… đăng mạng xã hội.

Ông nằm trên giường bệnh, không kìm được nước mắt: "Cả đời tôi làm việc chăm chỉ vì các con, nhưng cuối cùng lại bị bỏ quên ngay lúc cần nhất."

Nhìn lại cuộc đời, ông thầm hỏi: Mình sai ở đâu? Là do cách dạy con, hay vì cuộc sống hiện đại đã khiến tình thân trở nên lạnh nhạt?

Dù đau lòng, ông chọn buông bỏ. Những ngày cuối đời, ông sắp xếp mọi thứ, không còn gọi điện nhắn nhủ hay đòi hỏi điều gì từ các con. Bởi ông hiểu, tình cảm không thể ép buộc, càng không thể đánh đổi bằng tiền.

ve-gia2-1747299838998154341265-0-0-386-617-crop-17472998455392047909591.jpgSở hữu 5 'con át chủ bài' này, về già mới có thể sống tự tin, thoải mái, không cần nhìn thái độ của ai

GĐXH - Dù bạn từng rực rỡ đến đâu trong nửa đầu cuộc đời, khi về già, tất cả gần như trở lại vạch xuất phát.

luong-huu3-17468651744171094423537-0-59-371-653-crop-17468652450227853828.jpgLương hưu gần 36 triệu/tháng, con cái thành đạt, nhưng ông lão 75 lại ghen tị với cuộc sống của người bạn nông dân nghèo

GĐXH - Tôi từng nghĩ, về già, tôi có lương hưu, tự chủ kinh tế là hạnh phúc. Thế nhưng, người bạn cũ không có lương hưu của tôi còn vui sướng hơn nhiều.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022