Các phụ huynh cần hiểu rõ rằng "lười biếng" ở đây không phải là mặc kệ con trẻ. "Lười biếng" được hiểu đúng là đứng lùi lại, cho phép con được tự đối mặt với thách thức và vượt qua khó khăn, thay vì nhanh chóng gạt bỏ mọi chướng ngại vật trước mắt chúng.

Nuôi dạy con theo phương pháp này không đơn giản, đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn. Song nhờ thế, con bạn lại có bệ phóng vững chắc từ những năm đầu đời để xây dựng tương lai đầy hứa hẹn.

1. Cha mẹ "lười suy nghĩ" để kích thích tư duy của con

Một người bố nọ thường cố tình "ăn gian" khi kiểm tra bài tập về nhà cho cậu con trai lớp 1. Ông sẽ hỏi con: "Câu hỏi này bố không chắc lắm, con có thể cho bố biết cô giáo đã dạy con như thế nào không?".

Người con trai cẩn thận nhớ lại những gì đã học trên lớp và kể lại chi tiết cho bố mình một cách tự tin. Một hành động đơn giản như thế đã thúc đẩy cải thiện trí nhớ, khả năng tư duy logic, khả năng diễn đạt và sự tự tin của đứa trẻ.

Đối với những điều trẻ không hiểu, cha mẹ cũng nên tích cực "lười nghĩ" để phát huy tính ham học hỏi và khả năng chủ động khám phá của trẻ.

Một phụ huynh khác chia sẻ: "Một lần cả nhà đi chơi xa, cô con gái mê mẩn những bông hoa dại nhỏ xinh, hào hứng hỏi: Mẹ ơi, đây là gì? Tôi giả vờ lắc đầu bất lực: Mẹ cũng không biết, con viết hình dáng của những bông hoa ra giấy, ngày mai đến thư viện tra cứu!

Ngày hôm sau, tôi cùng con gái đến thư viện dành cho trẻ em, và chẳng mấy chốc, con bé đã tìm thấy những bông hoa dại trong album thực vật, học tên của những bông hoa và biết rằng những chúng có thể được dùng làm thuốc".

Cha mẹ thông minh không nhất thiết phải có khả năng trả lời "100.000 câu hỏi tại sao" của con cái, mà quan trọng hơn là khuyến khích trẻ khám phá bản thân. Quá trình này không chỉ là sự tích lũy kiến thức mà còn là sự phát triển các phương pháp và năng lực học tập.

Dạy một đứa trẻ câu cá tốt hơn là cho con con cá. Những đứa trẻ có thể tự khám phá, phân tích và giải quyết vấn đề là những đứa trẻ xuất sắc.

cha-me2-1722501170834354543854.jpg

Cha mẹ thông minh không nhất thiết phải có khả năng trả lời "100.000 câu hỏi tại sao" của con. Ảnh minh họa

2. Cha mẹ "lười" lo lắng, con rèn được tính độc lập

Các con thường phải về nhà chuẩn bị tài liệu, vật dụng khác nhau ở các lớp khoa học và công nghệ. Thay vì lo lắng, bố mẹ hãy yêu cầu con tự sắp xếp và chuẩn bị những đồ dùng cần thiết. Nếu con muốn mua thứ gì, bố mẹ hãy đưa đúng số tiền đó để trẻ tự đi đến cửa hàng.

Theo thời gian, việc này giúp trẻ hình thành tính tự giác, độc lập, không quá ỷ lại vào suy nghĩ "lúc nào ba mẹ cũng có thể giúp mình hoàn thành mọi việc". Trở thành điểm tựa của con là điều vô cùng tốt nhưng cha mẹ hãy là chỗ dựa để con phấn đấu phát triển chứ không phải nơi để con ỷ lại thoái thác.

3. Cha mẹ "lười" làm việc nhà giúp con biết cư xử có trách nhiệm hơn

Một nhà giáo dục nổi tiếng Trung Quốc cho biết: "Việc gì trẻ có thể tự làm, hãy để trẻ tự làm. Một người mẹ tốt và một người cha tốt không phải là người làm tất cả mọi thứ thay con mình". Câu nói giúp nhiều cha mẹ có góc nhìn khác về phương pháp nuôi dạy con. Đôi khi, cha mẹ cần "lười" một chút để nuôi dưỡng tính tự lập, tự giác cho những đứa con.

Tự làm việc nhà bao giờ cũng nhanh và hiệu quả hơn là giao cho con cái. Cha mẹ nào cũng muốn mọi chuyện dễ dàng, nhưng điều đó khiến cho con mất đi cơ hội học hỏi. Chưa kể, khi muốn giúp đỡ cha mẹ mà lại bị từ chối, trẻ sẽ không sẵn lòng làm vậy lần sau.

cha-me1-1722501170843145151618.jpg

Đôi khi, cha mẹ cần "lười" một chút để nuôi dưỡng tính tự lập, tự giác cho những đứa con. Ảnh minh họa

4. Cha mẹ "lười" chăm sóc, con biết cách tồn tại

Julie Lythcott Haims, trợ lý hiệu trưởng của Đại học Stanford, cho biết: "Công việc của tôi là cung cấp một môi trường để các con trưởng thành, giúp con trở nên mạnh mẽ thông qua công việc và tình yêu".

Việc nhà là một phần quan trọng trong cuộc sống gia đình và là trách nhiệm chung của mọi thành viên. Các bậc cha mẹ quá siêng năng giúp con giặt quần áo và thu dọn đồ chơi của chúng, điều này hầu như làm giảm cơ hội vận động thực hành của trẻ.

3-6 tuổi là giai đoạn trẻ hình thành thói quen, việc được lo mọi thứ sẽ chỉ khiến trẻ phụ thuộc nhiều hơn vào cha mẹ trong cuộc sống. Đằng sau đứa bé khổng lồ thường là một người mẹ có thể làm tất cả.

Khi trẻ khát, khuyến khích trẻ tự rót nước; khi trẻ chơi mệt, khuyến khích trẻ tự thu dọn đồ chơi; khi lau sàn nhà, hãy nói với trẻ rằng bố mẹ rất mệt, cần sự giúp đỡ và hỗ trợ của trẻ.

Những bậc cha mẹ biết cách giả vờ lười biếng thực sự đã tăng cơ hội cho con cái họ vận động, nuôi dưỡng tính độc lập, khả năng tự chăm sóc và sự tự tin của trẻ tốt hơn.

nuoi-day-con-1-17223266303221402578367-0-0-448-716-crop-17223266758331363279934.jpgLý do khiến con càng lớn càng khép kín, xa cách cha mẹ và cách cải thiện

GĐXH - Khi con cái trưởng thành, nhiều cha mẹ bỗng giật mình cảm thấy con giống như người xa lạ, không còn gần gũi như lúc trước. Điều này khiến các bậc phụ huynh đau đầu, không hiểu vì lý do gì mà con lại "ghẻ lạnh" mình như vậy.

cha-me-4-17223122343961460172857-0-0-443-708-crop-17223122596081417406688.jpgCha mẹ tự tay làm thui chột khả năng học tập của con chỉ vì những thói quen khó bỏ

GĐXH - Những thói quen xấu của cha mẹ không những không làm cho trẻ học tốt hơn, mà thậm chí còn làm thui chột năng lực của trẻ, khiến chúng ngày càng kém đi.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022