Theo bài viết trên website Bệnh viện Medlatec, nước tiểu là chất lỏng do cơ thể bài tiết ra ngoài môi trường, chứa nhiều chất cặn bã và chất thải của cơ thể. Đây là chất quan trọng, thông qua sự biến đổi về các chỉ số và thành phần trong nước tiểu, có thể nhận thấy những bất thường trong việc chuyển hoá. Vì thế, để xác định các bệnh lý, các bác sĩ thường thực hiện xét nghiệm nước tiểu.

Hình thức xét nghiệm này thường được thực hiện trong việc chẩn đoán các trường hợp như rối loạn chức năng gan, thận, tiểu đường, nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh lý liên quan khác. Đồng thời, người bệnh trong quá trình điều trị các bệnh lý trên thực hiện xét nghiệm nước tiểu để theo dõi quá trình phục hồi của bệnh.

20230323xet-nghiem-nuoc-tieu-biet-benh-gi-4jpg-11362076-1723457596074-1723457596155244940393.jpg

Xét nghiệm nước tiểu có phải nhịn ăn không?

Các phương pháp xét nghiệm nước tiểu

Ba phương pháp thường được sử dụng để xét nghiệm nước tiểu:

Phương pháp trực quan

Phương pháp này đòi hỏi sự quan sát cẩn thận các đặc điểm của nước tiểu bằng mắt thường. Màu sắc nước tiểu ở người khỏe mạnh thường có màu vàng nhạt đến màu hổ phách, điều này còn phụ thuộc vào độ đặc loãng của nước tiểu. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như thuốc, thực phẩm.

Nếu nước tiểu có màu sắc bất thường, khả năng cao là người khám đã mắc phải các tình trạng như cơ thể mất nước, nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu ra máu, bệnh lây qua đường sinh dục.

Sử dụng kính hiển vi

Phương pháp này có thể kiểm tra các yếu tố có trong nước tiểu như vi khuẩn, vi trùng, tế bào, phôi tiết niệu. Các xét nghiệm kính hiển vi để phân tích thành phần nước tiểu thường dùng như là kiểm tra hồng cầu, kiểm tra phôi tiết niệu, phát hiện vi khuẩn, ký sinh trùng.

Sử dụng que thử

Que thử được sử dụng trong trường hợp kiểm tra các chất hoá học có trong mẫu bệnh phẩm. Các bác sĩ có thể biết được nồng độ và các chất hoá học hiện diện thông qua sự thay đổi màu sắc của que thử.

Thông thường, các bác sĩ sẽ sử dụng que thử trong các xét nghiệm nước tiểu như: kiểm tra độ pH, tính trọng lượng riêng của nước tiểu, xét nghiệm protein trong nước tiểu, kiểm tra nồng độ glucose, Bilirubin và xeton.

Khi nào cần xét nghiệm nước tiểu?

Sau đây là những trường hợp cần thực hiện xét nghiệm nước tiểu:

- Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần, đánh giá sức khoẻ trước khi thực hiện phẫu thuật, khám tổng quát, sàng lọc các bệnh lý như tiểu đường, bệnh gan, thận, huyết áp cao.

- Bệnh nhân có các triệu chứng như tiểu ra máu, sốt cao, tiểu buốt, đau, đau bụng dưới hoặc đau mạn sườn.

- Nghi ngờ mắc một trong các bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, tiểu đường khó kiểm soát, cơ bị suy nhược, viêm thận hoặc viêm cầu thận, có protein lẫn trong nước tiểu,...

- Theo dõi quá trình điều trị bệnh đối với các bệnh liên quan đến suy thận, huyết áp, lupus tiểu đường, tình trạng tiểu ra máu, có protein lẫn trong nước tiểu.

- Chị em phụ nữ thử thai và thăm khám thai kỳ định kỳ.

xet-nghiem-nuoc-tieu-11362141-1723457596795-1723457596881923256545.jpg

Không nên ăn sáng trước khi thực hiện xét nghiệm.

Xét nghiệm nước tiểu có phải nhịn ăn?

Bài viết trên website Bệnh viện Vinmec cho biết, xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không là thắc mắc của không ít người. Được biết, việc tiêu thụ thức ăn có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Do đó, để cho ra kết quả chính xác nhất, quý khách tốt nhất nên vừa nhịn ăn vừa nhịn uống.

  • img-5068-122-17226581297831903543562-0-14-210-350-crop-172265813751485397888.png

    Xét nghiệm máu để tầm soát ung thư đại tràng được Mỹ phê duyệt

Không nên ăn uống trước khi đi xét nghiệm bởi xét nghiệm nước tiểu chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn đói 4 - 6 giờ trước khi làm xét nghiệm nước tiểu hoặc không ăn sáng sau khi ngủ dậy.

Giải thích cho điều này là vì sau khi thức ăn được hấp thụ sẽ chuyển thành đường glucose để chuyển thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể, lúc này nồng độ đường, mỡ trong máu tăng cao, nếu thực hiện xét nghiệm có thể làm sai lệch kết quả.

Bạn không nên ăn nhiều các loại thực phẩm có thể khiến nước tiểu đổi màu như: củ cải đường, quả mâm xôi, cà rốt hoặc đại hoàng. Một số loại thuốc cũng làm thay đổi màu sắc nước tiểu như các loại thuốc chống đông, metronidazole, sulfonamide, sắt sulfate.

Không chỉ nhịn đói, người làm xét nghiệm cũng cần tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê trong 12 giờ trước khi lấy nước tiểu để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022