Ngày 2/10, BS.CK1 Lý Phạm Hoàng Vinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết bệnh nhi nhập viện vì nôn ói, khó thở, được bệnh viện tại Tây Ninh chuyển đến TP HCM. Bé được hỗ trợ đường thở, hội chẩn nhiều chuyên khoa, soi đường thở và soi thực quản cấp cứu.

Kết quả soi ghi nhận vùng họng xung huyết, lở loét. Thanh quản của bé phù nề gây khó thở và thực quản bị bỏng, phải đặt ống sonde dạ dày.

"Bé sẽ không thể ăn qua miệng mà phải uống sữa và chất lỏng qua sonde trong thời gian dài", bác sĩ nói. Bệnh nhi phải tái khám soi nong thực quản định kỳ nếu bị biến chứng hẹp thực quản.

thuo-c-tri-mu-n-co-c-jpg-17278-3340-3334-1727878547.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=tMxvcF41geliW5al4RvCGQ

Thuốc trị mụn cóc và ống men vi sinh. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Thuốc trị mụn cóc có thành phần chính là các loại acid, chỉ sử dụng ngoài da. Khi uống vào sẽ gây hoại tử các lớp niêm mạc và cơ của thực quản, có thể gây biến chứng hẹp thực quản, nặng hơn là thủng thực quản, sốc... Mỗi năm, Bệnh viện Nhi đồng 1 cấp cứu khoảng 15-20 trường hợp bỏng thực quản do uống nhầm acid hoặc kiềm, để lại di chứng kéo dài và chi phí điều trị khá cao. Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cẩn thận khi lưu trữ các loại dung dịch này, không để lẫn lộn và nên để các loại hóa chất ngoài tầm tay của trẻ. Nếu trẻ lỡ uống nhầm, người nhà nên đưa ngay đến bệnh viện để điều trị cấp cứu kịp thời, hạn chế di chứng.

Lê Phương

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022