Theo lời kể của người nhà, ông Trần (Phúc Kiến, Trung Quốc) dù đã 50 tuổi nhưng vẫn duy trì thói quen đi bơi ít nhất 1 tuần 1 lần để rèn luyện sức khỏe. Gần đây, ông có nghe tới phương pháp tắm nóng - lạnh đan xen trên mạng tốt cho tim mạch nên cũng muốn làm theo.

Buổi chiều hôm đó, sau khi bơi vài vòng trong bể nước có nhiệt độ bình thường, ông cảm thấy cơ thể nóng lên và quyết định chuyển sang bể nước lạnh để làm mát ngay lập tức. Khoảnh khắc vừa nhảy xuống làn nước lạnh buốt, ông bất giác cảm thấy một cơn co rút ngực thoáng qua. Nghĩ rằng chỉ là phản ứng bình thường, ông tiếp tục bơi thêm vài sải.

Nhưng khi vừa bước lên bờ, cảm giác đau thắt ở ngực ngày càng dữ dội, hơi thở trở nên gấp gáp, rồi đột ngột ông gục xuống. Mọi người xung quanh hoảng hốt lao tới, có người nhanh chóng thực hiện hồi sức tim phổi và cũng có người gọi cấp cứu.

1-1739542898340866124777-1739591326129-17395913266871255506275.png

Ảnh BV cung cấp

Khi tới được bệnh viện, bác sĩ xác nhận ông Trần đã ngừng thở và tim đã ngừng đập. Phải mất 10 phút hồi sức tim phổi, tuần hoàn và hô hấp của ông mới được phục hồi. Sau đó, bác sĩ tiến hành can thiệp động mạch vành và đặt bóng đối xung động mạch chủ để cứu sống bệnh nhân. Bác sĩ kết luận nguyên nhân khiến tim ông Trần ngừng đập là nhồi máu cơ tim cấp tính, do mạch máu bị sốc khi thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Nóng - lạnh đan xen tốt cho tim mạch hay hại tim mạch?

Nói về phương pháp tắm nóng - lạnh đan xen mà ông Trần cho là tốt cho tim mạch, bác sĩ của ông nhấn mạnh nó đúng nhưng phải làm đúng cách và không áp dụng tùy tiện. Cụ thể, phương pháp tắm luân phiên nóng lạnh có thể hỗ trợ tuần hoàn máu nhưng sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể gây nguy hiểm, đặc biệt với người có bệnh tim mạch. Nếu không thực hiện đúng hoặc cơ thể không thích nghi, nguy cơ co thắt mạch máu, tăng huyết áp hoặc nhồi máu cơ tim có thể xảy ra.

Phương pháp này thường dùng luân phiên nước nóng (khoảng 38 - 40°C) và nước lạnh (khoảng 10 - 15°C) để tắm trong thời gian ngắn. Nên bắt đầu với nước ấm, sau đó chuyển sang nước lạnh trong 30 - 60 giây, lặp lại 3 - 5 lần. Không phải ai cũng phù hợp và tuyệt đối không làm nhiều lần, nhất là trong mùa lạnh.

Với trường hợp của ông Trần, ông vốn đã có bệnh nền nhẹ về tim, có dấu hiệu tức ngực nhưng chủ quan không kiểm tra. Nhiệt độ nước nóng và nước lạnh trong hồ bơi đều không đúng với yêu cầu phương pháp tắm nóng - lạnh đan xen. Cộng thêm ông vừa bơi xong nên nhịp tim chưa ổn định, mất sức. Như vậy, môi trường nóng - lạnh đan xen mà không có sự chuẩn bị chu đáo, kiểm soát về nhiệt độ, thời gian thì rất nguy hại cho tim mạch. Điều này càng nguy hiểm hơn vào mùa đông - xuân khi thời tiết thay đổi thất thường.

Những dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim quan trọng

Ông Trần sống sót dù đã ngừng tim và ngừng thở sau hơn 10 phút thật sự là một kỳ tích và có nhiều yếu tố đặc biệt. Theo bác sĩ, sau 4 - 6 phút, não bắt đầu tổn thương nặng. Nhưng ông Trần được hồi sức tim phổi kịp thời, quá trình trao đổi chất chậm lại do ngâm mình trong nước lạnh, được hỗ trợ y tế tại bệnh viện trong chưa đầy 10 phút.

Qua câu chuyện của ông Trần, chúng ta càng hiểu rõ tầm quan trọng của phát hiện và điều trị sớm nhồi máu cơ tim. Có 6 dấu hiệu quan trọng như:

  • avatar1739286092179-17392861288421615443904-0-14-450-734-crop-1739286302264135621615.jpg

    1 loại quả là "dược liệu vàng" bổ máu, dưỡng tim, cực tốt cho người bị cúm

- Đau thắt ngực: Cảm giác đau hoặc tức nặng ở ngực, có thể lan đến cánh tay, cổ, hàm hoặc lưng.

- Khó thở: Cảm thấy hụt hơi dù không vận động nhiều, có thể kèm theo mệt mỏi.

- Hoa mắt, chóng mặt: Đột nhiên cảm thấy choáng váng, mất thăng bằng hoặc ngất xỉu.

- Đổ mồ hôi lạnh: Ra mồ hôi nhiều bất thường dù không nóng hay vận động mạnh.

- Buồn nôn hoặc đau bụng: Cảm giác buồn nôn, ói mửa hoặc đau bụng khó chịu.

- Tim đập nhanh, loạn nhịp: Nhịp tim bất thường, đánh trống ngực hoặc cảm giác tim bỏ nhịp.

Các dấu hiệu cảnh báo sớm có thể xuất hiện vài giờ, vài ngày, thậm chí vài tuần trước khi xảy ra cơn nhồi máu cơ tim. Đặc biệt, đau thắt ngực thoáng qua (đau thắt ngực không ổn định) có thể xuất hiện trước cơn nhồi máu cơ tim từ 24 - 48 giờ hoặc lâu hơn, là dấu hiệu quan trọng cần chú ý.

pr1-17395429253601816212798-1739591327377-1739591327528507038592.jpg

Ảnh minh họa

Ngoài ra, cần chú trọng bảo vệ tim mạch nhiều hơn vào mùa đông - xuân khi thời tiết nóng - lạnh đan xen. Hãy giữ ấm cổ để tránh co thắt động mạch cảnh, tập thể dục vừa phải và không quá sớm, nằm một lúc trước khi rời giường để tránh tụt huyết áp đột ngột. Đồng thời, duy trì huyết áp ổn định, uống đủ nước ngay cả khi không khát, ăn uống khoa học với ít muối, đường và chất béo.

Nguồn và ảnh: QQ, Asia One

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022