Liệt dây thần kinh số 7 là gì?

Theo BS Đào Thị Hồng Thắm, Phụ trách khoa Đông y, Trung tâm Y tế huyện Phong Thổ (Lai Châu), liệt dây thần kinh số 7 hay còn gọi là liệt mặt ngoại biên là tình trạng mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt, do tổn thương dây thần kinh mặt. Bệnh gây ra triệu chứng méo miệng và liệt mặt không những ảnh hưởng thẩm mỹ, giao tiếp của bệnh nhân mà còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Theo đó, dây thần kinh mặt có đường đi rất phức tạp từ thần kinh trung ương qua thái dương và tuyến mang tai rồi đến các cơ ở vùng mặt. Đây chính là lý do các tổn thương vận động của nửa mặt bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: nguyên nhân từ thân não, ở dây thần kinh số 7, tuyến mang tai...

a2-1730243825614-17302438274861253744832.png

Liệt dây thần kinh số 7 gây ra triệu chứng méo miệng và liệt mặt. Ảnh minh họa.

Biểu hiện của liệt dây thần kinh số 7 khá rõ ràng, các triệu chứng xảy ra đột ngột với những dấu hiệu như: Mặt bị xệ, hơi cứng khác thường, miệng méo sang một bên, uống nước bị trào ra ngoài; liệt cơ khép vòng mi khiến mắt phía bên mặt bị liệt không nhắm kín được. Một vài trường hợp cảm thấy bị tê liệt đột ngột, yếu hẳn một bên mặt.

Bên cạnh đó, người bệnh khó cử động, khó cười nói, đau trong tai, nhức đầu. Mất vị giác, nước mắt, tăng lượng nước bọt trong miệng khi nói chuyện hoặc ăn uống.

Theo Y học hiện đại có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên như: Do lạnh (chiếm 80%) thường xảy ra vào ban đêm hay khi bệnh nhân nhiễm lạnh; do viêm nhiễm sau khi bị zona thần kinh; viêm tại xương chum; do tổn thương nền sọ: chấn thương vỡ xương…

Ai có nguy cơ cao bị liệt dây thần kinh số 7?

Tình trạng liệt dây thần kinh số 7 có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Trong đó, đối tượng có nguy cơ cao với bệnh liệt dây thần kinh số 7 là phụ nữ mang thai; người có hệ miễn dịch bị suy giảm và sức khỏe yếu; người hay uống rượu bia; thường xuyên trải qua tình trạng căng thẳng, thức khuya; người có tiền sử với bệnh xơ vữa động mạch, huyết áp; những người hay phải đi sớm về khuya, làm việc ban đêm trong môi trường tiếp xúc với gió lạnh...

Những thói quen dễ gây liệt dây thần kinh số 7

Tắm đêm

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cho biết, một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra liệt dây thần kinh số 7 là do bị nhiễm lạnh đột ngột. Trong khi đó, vào ban đêm, nhiệt độ xuống thấp tạo nên sự chênh lệch về nhiệt độ giữa cơ thể với môi trường xung quanh. Việc tắm đêm, tắm vào tối muộn có thể khiến cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột, gây nguy cơ liệt dây thần kinh ngoại biên số 7.

Bên cạnh đó, khi nhiệt độ nước tắm không phù hợp với nhiệt độ cơ thể, cơ thể sẽ tự điều chỉnh bằng cách co hoặc giãn mạch để thích nghi. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ do nhồi máu não hoặc mạch vành co thắt đột ngột xảy ra nhanh hơn. Nhẹ thì liệt dây thần kinh số 7, đau vai gáy hay chóng mặt té ngã. Nặng thì có thể gây đột quỵ, tử vong khi đang tắm.

photo1622381034332-16223810347121402097831-1730244026886-17302440273291860918774.jpg

Thói quen tắm đêm tiềm ẩn nguy cơ gây liệt dây thần kinh số 7 và nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Tập thể dục quá sớm

Tập thể dục, nhất là thể dục buổi sáng rất tốt cho cơ thể nhưng cần lưu ý khi thể dục vào mùa thu và mùa đông. Nguyên nhân là do sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn. Lúc đang ngủ, cơ thể chúng ta đang được sưởi ấm và mạch máu đang giãn nở hết sức để đưa máu nuôi dưỡng mọi cơ quan. 

Nhưng khi gặp lạnh đột ngột lúc bước ra ngoài để tập thể dục sáng, các mạch máu bị gặp lạnh đột ngột, co lại và tăng trương lực quá mức. Sự co mạch quá mức đến không thể phục hồi ở vùng mặt làm liệt dây thần kinh số 7.

Thức khuya, làm việc quá muộn

Làm việc muộn tuy không là thủ phạm trực tiếp gây ra rắc rối với dây thần kinh số 7 dẫn tới liệt mặt nhưng nó là nguy cơ tác động gián tiếp. Làm việc muộn khiến cho thần kinh hết sức căng thẳng, hệ tim mạch cũng hoạt động trong trạng thái căng thẳng.

Chúng sản sinh ra nhiều gốc tự do vốn có liên quan mật thiết tới sự hủy hoại bao thần kinh của dây thần kinh như dây số 7. Nó có thể không gây ra liệt mặt ngay lập tức sau một đêm làm việc muộn nhưng sự tích lũy của nó có thể làm cho dây thần kinh dễ bị dính nguy cơ.

Để phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần duy trì thói quen vận động vừa sức, tập thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường lưu thông máu, chống sự co cứng cơ mặt và tránh ăn đồ cay nóng.

Khi nằm ngủ tránh luồng gió của quạt, máy lạnh phả trực tiếp vào mặt hoặc sau gáy. Tránh những trường hợp bị sốc nhiệt như ngồi ở phòng lạnh, đột ngột bước ra ngoài trời nóng. Đóng kín cửa khi đi xe, đeo khẩu trang tránh gió tạt vào mặt.

Bên cạnh đó, kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị sớm các bệnh dễ gây liệt dây thần kinh số 7 như: Cảm cúm, bệnh về tai mũi họng. 

Đặc biệt, khi có các dấu hiệu đau, tê giảm cảm giác một nửa bên mặt, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu bị bệnh, phải tuân thủ điều trị, không tự ý ngưng điều trị.

avatar1707236601005-1707236601400317107160.jpgLiệt dây thần kinh số 7 có nguy hiểm không?

Liệt dây thần kinh số 7 là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Biểu hiện chính của bệnh là liệt nửa mặt, méo miệng. Vậy liệt dây thần kinh số 7 có nguy hiểm không là những lo lắng, thắc mắc của rất nhiều người.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022