Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết kết quả thăm khám và nội soi tai mũi họng cho bé trai 2 tuổi, nhập viện sau 2 ngày ngoáy tai lấy ráy, các bác sĩ phát hiện ống tai phải có máu đọng, màng nhĩ nề, bé được chẩn đoán chấn thương tai.

edit-be-trai-2-tuoi-nhap-vien-cap-cuu-sau-khi-duoc-cha-me-lay-ray-tai-tai-nha-15251489-1722682752684-1722682884717323403568-1722734306744-1722734313446173933600.jpeg

Nội soi đánh giá tổn thương tai cho bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

  • Hậu quả của việc thường xuyên ngoáy taiĐọc ngay

Người nhà bé cho biết trước đó đã tự lấy ráy tai ở nhà cho bé, sau đó bé xuất hiện tình trạng đau tai.

Sau khi thăm khám, đánh giá tổn thương, bác sĩ đã vệ sinh tai và bôi thuốc cho bệnh nhi, đồng thời hướng dẫn gia đình chăm sóc tai và tái khám theo lịch hẹn.

Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh không nên ngoáy tai, lấy ráy tai cho con hoặc chính mình vì ống tai và màng nhĩ rất dễ tổn thương. Quá trình lấy ráy tai sẽ vô tình làm ráy tai chui sâu hơn vào bên trong hoặc làm chấn thương tai, thủng màng nhĩ.

Ngoài ra, tai quá sạch, không còn ráy tai, da ống tai sẽ không còn được bảo vệ trước vi khuẩn, nấm, nước, hay những dị vật, côn trùng.

Việc ngoáy tai, lấy ráy tai cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm nhiễm do virus, vi khuẩn, loét tai, nấm tai, thậm chí là thủng màng nhĩ...

Cha mẹ chỉ nên lấy ráy tai cho trẻ trong trường hợp quá nhiều làm bít tắc ống tai gây ù tai, đau tai, nghe kém, ngứa tai, viêm tai ngoài. Việc này nên thực hiện ở cơ sở y tế.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022