Một số thói quen khi rửa bát không những không làm sạch hoàn toàn mà còn khiến vi khuẩn sinh sôi, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Rửa bát sai cách có thể làm tăng nguy cơ ung thư

- Miếng bọt biển rửa bát không được thay thường xuyên: Miếng bọt biển có thể là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà do cấu trúc rỗng, xốp, dễ giữ lại vi khuẩn từ thực phẩm, thớt, bồn rửa và bát đũa. Các lỗ hổng là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sống. Do đó, bạn nên thay bọt biển mỗi 1–2 tuần/lần; có thể thay thế bằng các vật dụng khác như khăn lau dùng một lần (dùng xong vứt bỏ), bàn chải rửa bát (ít giữ vi khuẩn do cấu tạo đơn giản), bọt biển từ bột gỗ (nhanh khô), máy rửa bát (tiện lợi và có chức năng diệt khuẩn).

  • phong-chong-covid-193-1748072877880302730213-33-0-533-800-crop-17480730297481092993627.jpg

    Mùa hè đến, đừng bỏ qua loại nước rẻ bèo, bán đầy chợ Việt: Vừa giải nhiệt lại tăng cường miễn dịch tự nhiên cực tốt

- Đổ trực tiếp nước rửa chén lên bát: Việc này tưởng như giúp làm sạch dầu mỡ nhanh hơn, nhưng thực tế gây lãng phí nước và có thể làm cơ thể hấp thụ hóa chất nếu không rửa sạch kỹ. Thay vào đó, hãy đeo găng tay, pha loãng nước rửa chén trong nước rồi nhúng khăn để rửa. Sau khi rửa, đặt bát lên rổ để ráo, sau đó xả sạch lại bằng nước và để khô.

- Không làm sạch kỹ vụn thức ăn: Cặn thức ăn nếu không được rửa sạch lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

- Chồng bát đĩa lên nhau khi còn ướt: Vi khuẩn phát triển mạnh khi có thức ăn dư, nước đọng và nhiệt độ phù hợp. Chồng bát khi còn ướt dễ khiến nước đọng lại, là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn. Sau khi rửa nên dựng bát đứng, để nơi thông thoáng, khô ráo. Có thể dùng khăn sạch hoặc giấy để lau khô. Đảm bảo tủ/kệ để bát luôn khô và sạch.

- Không khử trùng bát đĩa: Dụng cụ nhà bếp lâu ngày không khử trùng có thể trở thành nguồn lây nhiễm bệnh tật. Hãy khử trùng bằng cách đun sôi trên 5–10 phút. Có thể dùng máy khử trùng chuyên dụng nếu có điều kiện. Không nên dùng thuốc tẩy hoặc chất khử trùng vì khó rửa sạch hoàn toàn, dễ gây kích ứng tiêu hóa nếu còn dư chất độc hại.

7683487-1748231171437-17482311718491016727848-1748231278764-17482312795981740056360-1748243287560-1748243287655963867804.jpg

Làm thế nào để rửa và bảo quản bát đĩa đúng cách?

- Loại bỏ cặn thức ăn ngay sau khi ăn để tránh protein bám chặt. Dùng khăn giấy lau dầu mỡ giúp rửa dễ hơn. Dùng nước ấm 40–50 độ C ngâm 10–15 phút để tách dầu mỡ dễ hơn. Với vết bẩn cứng đầu, có thể thêm ít chất tẩy trung tính.

- Cách rửa phù hợp theo chất liệu:

+ Gốm/sứ/thủy tinh: Dùng mút mềm và chất tẩy trung tính. Tránh dùng búi sắt gây xước.

+ Inox: Dùng miếng rửa chén chà theo một hướng, tránh tạo cặn.

+ Gỗ/tre: Chỉ rửa bằng nước ấm, không dùng nước rửa chén (dễ thấm nước, nứt vỡ).

+ Nhựa: Tránh ngâm nước nóng lâu (có thể biến dạng, giải phóng chất độc).

- Cách khử trùng bát đũa:

+ Luộc: Đun sôi 10 phút (phù hợp với vật dụng chịu nhiệt).

+ Hấp hơi: Dùng nồi áp suất hấp 5 phút.

+ Tủ khử trùng UV: Dùng theo hướng dẫn, phù hợp mọi chất liệu.

- Làm khô và bảo quản:

+ Tự nhiên để ráo: Tránh xếp chồng gây đọng nước.

+ Dụng cụ gỗ: Để khô trong bóng râm, tránh nắng hoặc máy sấy.

+ Bảo quản: Để nơi thông thoáng, khô ráo. Dụng cụ lâu không dùng nên phơi nắng định kỳ.

Nguồn và ảnh: QQ

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022