Một cô gái 15 tuổi ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, phát hiện cổ mình chuyển sang màu đen từ một năm trước. Ban đầu, cô nghĩ đó là do bị bẩn nhưng cô không làm sao rửa sạch được. Càng về sau, vết bẩn không những không biến mất mà còn có dấu hiệu sẫm màu hơn. Cô cũng không biết mình đang mắc bệnh cho đến khi đi khám.

2171469-ph-1731239951618144273266.jpg

Cổ của bé gái chuyển sang màu đen và chỉ sau khi đi khám bác sĩ, cô mới phát hiện ra đó là bệnh acanthosis nigricans. (Ảnh dữ liệu)

Theo truyền thông Trung Quốc đưa tin, Xiaoyu (bút danh) vừa bước vào năm thứ nhất trung học thì gặp phải tình trạng đen cổ nói trên. Sau hơn 1 năm, cô bé mới đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh acanthosis nigricans (bệnh gai đen). Bệnh acanthosis nigricans chủ yếu là do chức năng trao đổi chất của cơ thể có vấn đề.

Mẹ của Xiaoyu tiết lộ rằng Xiaoyu không có thói quen tập thể dục, thích ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ như lẩu và bún cay. Bà cũng nói thêm rằng, Xiaoyu không thể kiểm soát được cân nặng, về cơ bản là cô bé không thể giảm cân.

Bác sĩ cho biết, Xiaoyu cao 171cm nhưng nặng 115kg. Cô cũng mắc bệnh gan nhiễm mỡ mức độ trung bình, hội chứng buồng trứng đa nang và mỡ máu cao. Đây là một loạt bệnh do béo phì gây ra. Mọi người có thể kiểm soát cân nặng của mình thông qua tập thể dục, ăn kiêng, tuy nhiên, một khi chỉ số BMI vượt quá một giá trị nhất định thì việc tập thể dục và ăn kiêng sẽ khó có tác dụng nữa.

cach-do-va-tinh-chi-so-bmi-theo-huong-dan-cua-vien-dinh-duong-quoc-gia-2-1731239695067128627935.jpg

Liu Chang, Giám đốc Khoa Phẫu thuật Chuyển hóa và Giảm béo của Bệnh viện liên kết thứ 4 của Đại học Y Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc), cho biết chỉ số BMI từ 18,5-25 là nằm trong phạm vi bình thường. Khi chỉ số BMI vượt quá 37,5, điều đó có nghĩa là quá trình trao đổi chất của cơ thể không bình thường. Sau khi trải qua phẫu thuật, cân nặng của Xiaoyu giảm dần và các triệu chứng liên quan được cải thiện.

Bệnh gai đen (Acanthosis nigricans) là một trong những bệnh kết hợp ở bệnh nhân béo phì. Bệnh đặc trưng bởi những vệt màu từ nâu nhạt đến đen xuất hiện ở vùng cổ, nách, háng và dưới bầu ngực, các vị trí khác ít gặp hơn.

Sự thay đổi màu da của bệnh gai đen thường biểu hiện ở những bệnh nhân béo phì hoặc mắc đái tháo đường. Trẻ em có bệnh lý này có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cao hơn. Acanthosis nigricans cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm của khối u ung thư trong cơ quan như dạ dày hoặc gan, tuy nhiên, điều này rất hiếm gặp.

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh gai đen?

Bệnh gai đen được chẩn đoán lâm sàng và có thể xác định bằng sinh thiết da. Có thể cần xét nghiệm máu, nội soi hoặc chụp X-quang để loại trừ bệnh tiểu đường hoặc ung thư. 

42-17312400656201688824871.jpg

Ảnh minh họa

Điều trị bệnh gai đen

Không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh gai đen. Việc điều trị bệnh thường dựa vào điều trị các nguyên nhân gây bệnh, cụ thể như:

Giảm cân: Nếu bị bệnh gai đen do thừa cân, béo phì thì hãy áp dụng các biện pháp giảm cân thì người bệnh cần thiết phải giảm cân. Giảm cân bằng việc kết hợp một chế độ ăn uống hợp lý cùng với việc vận động thể thao mỗi ngày. Sau khi giảm cân, bệnh gai đen có thể hết hoặc giảm tùy thuộc vào từng trường hợp.

Ngừng sử dụng thuốc hoặc các chất bổ sung: Nếu bệnh gai đen liên quan đến một loại thuốc hoặc chất bổ sung mà người bệnh đang sử dụng thì hãy ngừng dùng chúng. Sau khi ngưng sử dụng thuốc, bệnh gai đen sẽ tự hết.

Ngoài ra, trong một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định thoa thuốc theo toa để làm sáng hoặc làm mềm các vùng da bị ảnh hưởng; Dùng xà phòng có tính kháng khuẩn, sử dụng nhẹ nhàng để tránh vùng da tổn thương bị cọ xát làm bệnh trầm trọng hơn.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022