
Trong nghiên cứu mới do công ty công nghệ y tế SpotitEarly (Israel) dẫn đầu có sử dụng giống chó săn beagle, nhóm nghiên cứu huấn luyện chúng bằng cách cho chúng tiếp xúc lặp đi lặp lại với mẫu hơi thở của người khỏe mạnh và bệnh nhân ung thư. Kết quả bước đầu cho thấy nhiều triển vọng, với mục tiêu xây dựng một công cụ sàng lọc ung thư nhanh chóng, không xâm lấn tại Israel và trên toàn cầu.
Cách thức xét nghiệm khá đơn giản: người tham gia chỉ cần thở vào mặt nạ trong 3 phút. Mặt nạ sau đó được niêm phong và chuyển đến cơ sở xét nghiệm, nơi chó săn beagle đã qua huấn luyện sẽ đánh giá mẫu hơi thở trong môi trường vô trùng. Khi phát hiện dấu hiệu ung thư, chúng sẽ báo hiệu bằng cách ngồi hoặc nằm xuống.
Sữa giả, thuốc giả, mỹ phẩm giả... nhưng ung thư là thật: Vì sao người tiêu dùng dễ "sập bẫy", bạn hoàn toàn có thể là nạn nhân tiếp theo
Khoảng 1.400 người đã tham gia nghiên cứu. Trong số 261 người được chẩn đoán mắc ung thư, chó phát hiện chính xác 245 trường hợp - đạt tỷ lệ chính xác 94%. Ở nhóm 1.048 người khỏe mạnh, chỉ có 60 người bị xác định nhầm và điều này cho thấy tỷ lệ dương tính giả thấp.
Để tăng độ tin cậy của kết quả, nhóm nghiên cứu đã tích hợp trí tuệ nhân tạo và công nghệ thị giác máy tính nhằm theo dõi hành vi của chó và phân tích phản ứng của chúng, giảm thiểu sai sót do con người và chuẩn hóa quy trình đánh giá.
Chó có khứu giác phát triển vượt trội, với khoảng 300 triệu thụ thể mùi - so với chỉ 5 triệu ở người. Phần não bộ của chó chuyên xử lý mùi lớn gấp 40 lần so với não bộ của người, cho phép chúng phát hiện những thay đổi hóa học tinh vi trong hơi thở, bao gồm cả dấu hiệu của khối u. Trước đó, chó đã được sử dụng để phát hiện ma túy, chất nổ và các bệnh như sốt rét, COVID-19. Nghiên cứu lần này bổ sung khả năng phát hiện ung thư vào danh sách ứng dụng y tế đang phát triển của loài vật này.
Giám đốc điều hành của SpotitEarly - ông Shlomi Madar - cho biết giai đoạn tiếp theo sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng tại Mỹ để xin cấp phép lưu hành. Công ty cũng đang lên kế hoạch mở rộng đội ngũ chó beagle và phát triển các đơn vị chẩn đoán di động.
Giáo sư Meirav Ben-David, Giám đốc Viện Ung thư tại Trung tâm Y tế Assuta (Tel Aviv), đánh giá: "Đây là bước đột phá giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm - thời điểm có khả năng điều trị thành công cao nhất. Phương pháp xét nghiệm không đau, có thể thực hiện thường xuyên và điều chỉnh theo yếu tố nguy cơ cá nhân. Chúng tôi cũng đang nỗ lực cải thiện khả năng của chó trong việc phân biệt giữa các loại ung thư khác nhau".
Theo các nhà khoa học, mũi của chó nhạy hơn hàng nghìn lần so với mũi con người, với hơn 300 triệu cơ quan cảm nhận mùi hương so với số lượng 5 đến 6 triệu của con người. Khu vực não liên quan đến khứu giác của loài chó cũng lớn hơn 40 lần so với con người. Mức độ nhạy bén của khứu giác loài chó được ví như một "siêu năng lực" đã được con người khai thác để phát hiện ma túy, ngà voi, vũ khí, người mất tích và thi thể người...