
Ác mộng không chỉ đơn thuần là giấc mơ xấu mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất, thậm chí làm tăng gấp ba lần nguy cơ tử vong sớm.
Tim đập mạnh, đổ mồ hôi, thở hổn hển... rất có thể bạn đã từng thức dậy với cảm giác này ít nhất một lần trong đời, thậm chí có thể là trong tuần vừa qua. Ác mộng tàn phá giấc ngủ của bạn, đưa bạn từ sự thoải mái và an toàn của phòng ngủ đến một khung cảnh giấc mơ đáng sợ. Nhưng có phải bạn vẫn nghĩ, những giấc mơ xấu đều không có thật, vì vậy chúng không thể làm hại bạn đúng không?

Ác mộng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất, thậm chí làm tăng gấp ba lần nguy cơ tử vong sớm.Ảnh minh họa
Sai lầm!
Theo các chuyên gia tại Đại học Hoàng gia London (Anh), nghiên cứu đột phá của họ, được trình bày tại Hội nghị Học viện Thần kinh học Châu Âu hai tuần trước, đã tiết lộ một số sự thật đáng báo động về những gì xảy ra khi chúng ta ngủ. Tác động của ác mộng đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn lớn đến mức nếu gặp ác mộng thường xuyên (1 lần/tuần) có thể làm tăng gấp ba lần nguy cơ tử vong trước 70 tuổi.
Bất ngờ sống lại sau khi tim ngừng đập, người đàn ông thốt lên: "Thế giới bên kia" thật đáng kinh ngạc!Đọc ngay
Trên thực tế, những giấc mơ xấu là "một yếu tố dự đoán mạnh mẽ hơn về cái chết sớm" so với các yếu tố nguy cơ đã biết khác, bao gồm hút thuốc, béo phì và thiếu tập thể dục.
Nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ hơn 2.400 trẻ em và 183.000 người lớn trong hơn 19 năm. Đây là nghiên cứu đầu tiên thuộc loại này liên kết ác mộng với lão hóa sinh học. Các chuyên gia về giấc ngủ và nhà nghiên cứu chính, Tiến sĩ Abidemi Otaiku thuộc Viện Nghiên cứu Sa sút trí tuệ Vương quốc Anh, khẳng định rằng chúng tạo thành "một mối quan tâm về sức khỏe cộng đồng".
Với việc cứ 20 người thì có một người bị ác mộng hàng tuần (và có tới một nửa dân số Vương quốc Anh trải qua ác mộng mỗi tháng một lần) thì đây là một tiết lộ đáng báo động.

Những giấc mơ xấu là "một yếu tố dự đoán mạnh mẽ hơn về cái chết sớm" so với các yếu tố nguy cơ khác. Ảnh minh họa
Vậy tại sao một số người trong chúng ta lại gặp ác mộng?
Ở cấp độ sinh lý cơ bản, tất cả các loài động vật có vú, từ cá voi đến chuột lang, đều trải qua một thứ gì đó giống như mơ và do đó dễ bị ác mộng. Ở người, Tiến sĩ Justin Havens, một nhà trị liệu chấn thương tâm lý và chuyên gia hàng đầu về ác mộng, giải thích rằng: Giấc mơ đóng vai trò như một liệu pháp qua đêm. Ông nói thêm: "Giấc mơ là một cơ chế sinh tồn tiến hóa. Chúng ta đang cố gắng 'tiêu hóa' những trải nghiệm cảm xúc trong ngày. Ác mộng xảy ra khi quá trình này không hoạt động hoặc bị gián đoạn giữa chu kỳ, giống như một cầu chì bị nổ khi bạn ngủ.
Không phải mê tín nhưng bạn nên rửa sạch mặt buổi tối trước khi ngủ: Tôi bỏ qua việc này 1 tháng và bàng hoàng nhận hậu quả
Guy Leschziner, giáo sư thần kinh học và y học giấc ngủ tại Đại học King's College London (Anh), cho biết: Ác mộng phát triển từ những giấc mơ có chủ đề gây đau khổ hoặc chấn thương.
Ông giải thích: "Chúng tôi nghĩ rằng một trong những chức năng của giấc mơ có thể là củng cố ký ức, nhưng dần dần làm mờ đi những cảm xúc mạnh mẽ liên quan đến những ký ức này. Tuy nhiên, nếu nội dung cảm xúc của những giấc mơ hoặc ác mộng đó rất cao, bạn sẽ thức dậy và quá trình này không thể hoàn thành. Điều đó có nghĩa là những ký ức cảm xúc này không bao giờ được xử lý đúng cách và những cảm xúc mạnh mẽ đó vẫn tồn tại. Và nếu bạn nghĩ rằng bạn không mơ, thì bạn đã sai. Bạn chỉ đơn giản là không nhớ nó" .

Tác động của một cơn ác mộng có thể khiến cơ thể bạn "ở trạng thái cảm xúc cao độ". Ảnh minh họa
Về mặt tinh thần, Tom Stoneham, giáo sư triết học tại Đại học York (Anh), giải thích rằng tác động của một cơn ác mộng có thể khiến cơ thể bạn "ở trạng thái cảm xúc cao độ". Ông nói: "Không phải nội dung giấc mơ, chính những ảnh hưởng về mặt cảm xúc của cơn ác mộng mới là điều ám ảnh chúng ta" .
Những cơn ác mộng ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?
Ác mộng có thể gây ra cảm giác lo lắng, trầm cảm và bất an nói chung, đôi khi kéo dài hàng giờ hoặc thậm chí hàng ngày. Một nghiên cứu năm 2020 trên tạp chí Psychoneuroendocrinology cho thấy, sau khi gặp ác mộng, tâm trạng của một người trở nên tồi tệ hơn. Họ cũng có thể gặp những ảnh hưởng nghiêm trọng về thể chất.
Tiến sĩ Otaiku, tác giả của nghiên cứu tại Đại học Hoàng gia, giải thích: "Ác mộng dẫn đến cortisol, một loại hormone căng thẳng liên quan chặt chẽ đến quá trình lão hóa tế bào nhanh hơn, tăng cao kéo dài".
Một nghiên cứu năm 2019 trên tạp chí Psychophysiology cho thấy những giấc mơ xấu đi kèm với việc kích hoạt tăng cường hệ thống thần kinh tự chủ, điều chỉnh các chức năng bao gồm nhịp tim, huyết áp, tiêu hóa và hưng phấn tình dục. Hậu quả của việc này có thể kéo dài rất lâu sau khi bạn thức dậy, bao gồm tăng nhiệt độ cơ thể, thở nhanh, nông và căng cơ.

Theo một bài báo năm 2014 được công bố trên tạp chí Sleep, phụ nữ báo cáo gặp ác mộng nhiều hơn nam giới. Ảnh minh họa
Theo một bài báo năm 2014 được công bố trên tạp chí Sleep, phụ nữ báo cáo gặp ác mộng nhiều hơn nam giới. Họ cũng có thể nhớ lại chúng rõ ràng hơn. Phụ nữ thường hay ngủ mơ về những điều khác nhau, với những cơn ác mộng xoay quanh xung đột giữa các cá nhân. Ngược lại, nam giới có nhiều khả năng mơ về thảm họa, động đất hoặc chiến tranh. Các chuyên gia tin rằng xu hướng ác mộng của phụ nữ có liên quan đến sự thay đổi nhiệt độ cơ thể và tăng nồng độ hormone trong chu kỳ kinh nguyệt, cũng như mức độ căng thẳng trung bình cao hơn.
Trẻ em cũng dễ gặp ác mộng hơn, đặc biệt là trong độ tuổi từ ba đến sáu. Deirdre Barrett, một nhà nghiên cứu giấc mơ tại Trường Y Harvard (Mỹ) và là biên tập viên của Trauma and Dreams, cho biết: Trẻ em nhỏ hơn và dễ bị tổn thương trước nhiều mối đe dọa hơn người lớn. Ác mộng có thể phản ánh một phần tính dễ bị tổn thương này.
Tuy nhiên, chuyên gia về giấc ngủ, Tiến sĩ Nerina Ramlakhan, cho biết ác mộng ở trẻ em không phải lúc nào cũng đáng lo ngại. Bà giải thích: Nếu xảy ra thường xuyên, chúng có thể ảnh hưởng đến mức năng lượng, khả năng tập trung và học hỏi, đồng thời làm tăng lo lắng vào ban ngày. Tuy nhiên, chúng cũng là bình thường và có thể liên quan đến việc xử lý cảm xúc, trải nghiệm mới và sự sáng tạo.
Theo DailyMail