screenshot-2024-06-19-235957-34270714229044981502590-64802864277852126913919-90861707983824301965233-1723541343314-17235413444511864039184.png

Hình minh họa.

Qua khai thác tiền sử, bệnh nhân bị COVID-19. Khoảng 12h trưa ngày 11/8, bệnh nhân lên cơn sốt cao nên nhờ em trai 5 tuổi pha thuốc hạ sốt. Do không biết nên khi nhận được vỉ thuốc có chứa 9 viên paracetamol 500mg từ tay bệnh nhân, cậu em đã hòa tan tất cả vào cốc nước và đưa bệnh nhân uống.

Sau 8h uống thuốc, bệnh nhân mệt lả, đau đầu, chóng mặt, được gia đình đưa đến viện điều trị. Do vượt quá thời gian nên việc rửa dạ dày không còn tác dụng.

  • paracetamol-3-17223994781801915070301-23-0-326-485-crop-17223995004721447845476.png

    Thuốc giảm đau paracetamol: Sử dụng thế nào để tránh ngộ độc?

Các bác sĩ dùng thuốc giải độc và thải trừ paracetamol, theo dõi sát các triệu chứng. Sau 2 ngày điều trị, hiện tình trạng bệnh nhân ổn định, các dấu hiệu sinh tồn trong giới hạn bình thường.

ThS.BSNT Nguyễn Thanh Thủy, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) cho biết: Paracetamol có tên khác là Acetaminophen là thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng nhiều trong cộng đồng, loại thuốc này thường có tại các gia đình. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc không đúng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy gan, suy thận, rối loạn chức năng đông máu, nặng hơn có thể gây suy đa tạng, hôn mê, thậm chí tử vong.

Để dự phòng ngộ độc paracetamol, người dân cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc hướng dẫn của bác sĩ; không dùng kết hợp các loại thuốc có cùng thành phần paracetamol; các loại thuốc cần để xa tầm tay trẻ em và không nhờ trẻ em lấy, pha thuốc để tránh sử dụng nhầm loại thuốc hoặc liều dùng thuốc.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022