Nhiều người có thói quen làm sạch kẽ răng. Tuy nhiên, nếu không có chỉ nha khoa trong tay thì bạn không nên sử dụng các vật sắc nhọn khác để thay thế, vì điều này không chỉ gây tổn hại đến sức khỏe răng miệng mà còn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng!

Mới đây, bác sĩ chuyên khoa thận người Đài Loan (Trung Quốc) Hong Yongxiang đã chia sẻ trên chương trình "The Doctor Is So Spicy" rằng ông từng gặp một bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hơn 20 năm. Chức năng thận của người bệnh không tốt lắm nhưng vẫn ở mức ổn định. Trong lần tái khám, người ta phát hiện lượng đường trong máu lúc đói của bệnh nhân cao tới gần 300 mg/dl, đồng thời sốt nhẹ.

khong-co-tieu-de-9-0954-1725691421921-1725691422409837850085.jpg

Bác sĩ chuyên khoa thận người Đài Loan (Trung Quốc) Hong Yongxiang

 Bác sĩ Hong Yongxiang sau đó hỏi bệnh nhân xem người này có bị cảm, ho hay các triệu chứng khác không, nhưng bệnh nhân cho biết không có. Sau đó, bác sĩ sắp xếp xét nghiệm máu cho bệnh nhân và phát hiện bạch cầu tăng cao bất thường. Cuối cùng, tiến hành kiểm tra toàn thân chi tiết thì phát hiện một vết loét màu trắng trong miệng bệnh nhân. Bác sĩ giải thích rằng bệnh nhân không nhận thấy điều đó vì bị tiểu đường và chức năng thần kinh tương đối chậm.

Lúc này, người đàn ông tiết lộ, sau bữa tối cách đây vài ngày, khi đang muốn xỉa răng thì nhận thấy hết tăm nên đã lấy một chiếc "ghim bấm” duỗi thẳng để dùng xỉa răng, người này đã vô tình làm thủng nướu răng của mình, có thể đã gây nhiễm trùng.

dewfw-0954-1725691423948-1725691424094888968572.jpg

Do tình trạng nhiễm trùng miệng nghiêm trọng của bệnh nhân, bác sĩ Hong Yongxiang ngay lập tức chuyển người đàn ông đến khoa phẫu thuật răng miệng để làm sạch vết thương. Vì bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và thận kém nên phải nhập viện và cho uống thuốc kháng sinh. Bác sĩ Hong Yongxiang cũng tiết lộ rằng sau lần nhiễm trùng này, chức năng thận của bệnh nhân càng suy giảm, buộc người này phải chạy thận nhân tạo suốt đời.

Bác sĩ Hong Yongxiang cũng nhắc nhở rằng bạn không được đánh giá thấp tác dụng của việc dùng chỉ nha khoa. Niêm mạc miệng rất mỏng manh. Nếu bạn không có tăm hoặc chỉ nha khoa trong tay, chỉ cần súc miệng để tránh làm tổn thương khoang miệng.

Nguồn và ảnh: HK01

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022