dsc-0517-1725940137423-1725940140058676129381-0-0-500-800-crop-17259404710651972983043.jpgNhiều người hôn mê, ngộ độc do dùng máy phát điện mùa mưa bão, làm sao để đảm bảo an toàn?

GĐXH – Hiện nay, nhiều gia đình có thói quen sử dụng máy phát điện để duy trì sinh hoạt khi bị mất điện. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách, nguy cơ ngộ độc khí CO do máy phát điện là khá cao.

Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy cho biết vừa tiếp nhận bệnh nhân N.V.D. (60 tuổi, trú tại TP Hạ Long) nhập viện trong tình trạng rát miệng họng, không đau ngực, không đau bụng. Trước đó, bệnh nhân uống nhầm 2 ngụm nước lau sàn có thành phần Acid citric được gia đình chiết đựng trong chai nước ngọt.

Kết quả nội soi tai mũi họng cho thấy vùng niêm mạc họng nề nhẹ, nội soi dạ dày không có hình ảnh tổn thương do hóa chất.

ngo-doc-1726275024222978035363.jpg

Sức khỏe bệnh nhân ổn định sau khi được cấp cứu điều trị tại Bệnh viện Bãi Cháy

Qua khai thác thông tin người bệnh kết hợp thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, các bác sĩ xác định tình trạng ngộ độc hóa chất lau sàn. Bệnh nhân được xử trí bài niệu tích cực, giảm tiết, thải độc.

Hiện tại sức khỏe bệnh nhân ổn định, các chỉ số xét nghiệm gan, thận bình thường.

Bác sĩ Ngô Quang Trường, Khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Bãi Cháy, cho biết: "Mức độ tổn thương nặng hay nhẹ tùy thuộc vào thể loại, liều lượng, nồng độ của hóa chất người bệnh uống phải, thời gian đến bệnh viện sớm hay muộn. Biểu hiện đầu tiên khi ngộ độc hóa chất là tình trạng bỏng rát, đỏ, nề, trợt, loét niêm mạc miệng, họng. Tổn thương nặng nề hơn là bỏng thực quản, dạ dày gây biến chứng xuất huyết, thủng dạ dày, về lâu dài có thể bị hẹp thực quản khó nuốt, hẹp môn vị kèm tắc nghẽn dạ dày, co rút, dày dính các bộ phận của đường tiêu hóa, suy giảm chức năng gan, thận… thậm chí tử vong do hoại tử thực quản, dạ dày, suy đa tạng.

Trường hợp bệnh nhân N.V.D. rất may mắn vì uống nhầm hóa chất với liều lượng rất nhỏ, được cấp cứu thải độc tích cực tại bệnh viện nên không mắc biến chứng nặng".

Trước đó, Bệnh viện Bãi Cháy đã từng tiếp nhận cấp cứu, điều trị hồi sức tích cực cho không ít trường hợp người lớn, trẻ nhỏ bị ngộ độc hóa chất như nước lau sàn, nước tẩy rửa, xăng... Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo khi phát hiện người bệnh ngộ độc hóa chất cần lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu điều trị kịp thời, tuyệt đối không áp dụng các biện pháp gây nôn để tránh nguy cơ sặc hóa chất hoặc hóa chất lan rộng, làm tổn thương nặng nề hơn.

Bác sĩ cũng lưu ý nên đựng các hóa chất trong bình chứa riêng, có nhãn ghi chú để tránh gây nhầm lẫn với người lớn, trẻ nhỏ; đặt ở nơi kín đáo, xa tầm tay trẻ nhỏ.

be-ngo-doc-ruou-1725938793048177632113-0-0-1231-1969-crop-1725938904906240095575.jpgBé gái 4 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ nhập viện cấp cứu vì ngộ độc rượu

GĐXH - Cùng anh trai 7 tuổi uống hết 1/3 chai rượu ngâm cây gió cùng với mật ong, bé gái 4 tuổi có biểu hiện nôn, tím tái... được gia đình đưa đến viện khám.

avatar1725372858310-17253728592011327112897.jpg6 món 'khoái khẩu' dễ gây ngộ độc khi đi du lịch

Nghỉ lễ là dịp để mọi người gặp gỡ vui chơi, đi du lịch. Một trong những việc cần chuẩn bị kỹ lưỡng nhất trong hành trình là ăn uống. Để chuyến đi khỏe mạnh, an toàn mọi người cần lưu ý tránh hoặc thận trọng khi lựa chọn các món ăn.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022