thumb-mang-tha-ngoai-tu-cung-17467626464971676877428-17467627714141872806988.jpgNgười phụ nữ 36 tuổi nhập viện vì thai ngoài tử cung vỡ, thừa nhận một sai lầm nhiều phụ nữ Việt mắc phải

GĐXH - Sản phụ có tiền sử 2 lần phẫu thuật do mang thai ngoài tử cung và 1 lần thai lưu, 2 vòi trứng đã cắt. Lần này, mang thai bằng phương pháp IVF. Tuy nhiên sau khi chuyển phôi, sản phụ không tới bệnh viện chuyên sâu để khám.

Tiêu ra máu, đi khám phát hiện 4 khối u trong ổ bụng

Theo thông tin từ Bệnh viện Gia An 115, cách đây 6 tháng, trong một lần khiêng nặng, ông N.V.Q (sinh năm 1973, ngụ TX. Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) cảm thấy đau và phát hiện có chảy máu vùng hậu môn. Đi khám tại một bệnh viện, ông được chẩn đoán chảy máu do trĩ, đồng thời mắc bệnh xương khớp, được chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc. 

Do ông có tiền sử mắc trĩ, trước đó từng vài lần đi tiêu ra máu lượng ít nên ông không đi khám thêm, chỉ dùng thuốc theo hướng dẫn. Tuy nhiên, sau khi dùng thuốc, thỉnh thoảng ông vẫn bị đi tiêu ra máu.

base64-17468017351201152231206.jpeg

Ekip bác sĩ phẫu thuật cho người bệnh.

Sau đó không lâu, trong lần khám sức khỏe định kỳ, ông tình cờ được phát hiện tăng huyết áp và đái tháo đường type 2, chỉ số đường huyết lên đến 14 mmol/l - cao hơn rất nhiều so với mức bình thường (đường huyết lúc đói < 5,6 mmol/l, đường huyết ngẫu nhiên < 7,8 mmol/l). Trong khi đó, tình trạng đi tiêu ra máu vẫn tiếp diễn, kèm theo cảm giác mệt mỏi. Ông tiếp tục đến một số cơ sở y tế khác để thăm khám nhưng vẫn được chẩn đoán do trĩ.

Khoảng 3 tháng trước, tình trạng đi tiêu ra máu của ông ngày càng nghiêm trọng, có lúc máu đỏ tươi, có lúc đỏ bầm, kèm chướng bụng nên ông tiếp tục đi khám. Tại đây, các bác sĩ phát hiện ông có một khối u tuyến thượng thận và chỉ định nhập viện điều trị. Sau 10 ngày điều trị nội khoa bằng thuốc, ông xuất viện nhưng tình trạng tiêu ra máu vẫn không cải thiện.

Cuối tháng 3/2025, ông tiếp tục đi khám tại một bệnh viện ở TP.HCM và được phát hiện thêm u ruột non. Sau đó, ông chuyển đến Bệnh viện Gia An 115 để điều trị.

Tại đây, sau khi tiến hành khám lâm sàng và cận lâm sàng, các bác sĩ phát hiện ông có đến 4 khối u trong ổ bụng, gồm: một khối u ruột non (6x7cm), một u mạc treo hỗng tràng (3x4cm), một u mạc treo đoạn cuối hồi tràng (5x7cm), một khối u lớn sau phúc mạc, bao quanh và xâm lấn tuyến thượng thận phải, kích thước lên đến 10x11cm. Các khối u đều có hoại tử trung tâm.

Phẫu thuật thành công 4 khối u trong ổ bụng nguy hiểm, hiếm gặp và khó phát hiện 

Chia sẻ từ ThS.BS. Nguyễn Thế Toàn – Trưởng khoa Ngoại của bệnh viện cho biết, trường hợp người bệnh N.V.Q khi bị cùng lúc u ruột non, u mạc treo, u tuyến thượng thận đều là bệnh hiếm gặp, khó phát hiện nhưng lại nguy hiểm. U ruột non, u mạc treo kích thước lớn có thể dẫn đến các biến chứng như tắc ruột, nhồi máu mạc treo gây hoại tử ruột. Ngoài ra, chảy máu khối u kéo dài sẽ gây thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, suy giảm hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc những bệnh lý khác.

Trong khi đó, tuyến thượng thận là tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể, có chức năng tiết ra các hormon điều hòa cân bằng nước - điện giải, điều hòa huyết áp… U tuyến thượng thận không được điều trị hiệu quả có thể gây rối loạn nước, điện giải, gây mệt mỏi, tăng huyết áp, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.

base64-17468018334031197895569.jpeg

Bác sĩ chúc mừng và dặn dò người bệnh trước khi xuất viện.

ThS.BS. Nguyễn Thế Toàn cho biết, phẫu thuật loại bỏ các khối u là rất cần thiết để bảo vệ tính mạng và sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, đây là một ca phẫu thuật phức tạp vì phải kết hợp cắt u tuyến thượng thận, u mạc treo, cắt ruột non, trên nền bệnh nhân bị tăng huyết áp và đái tháo đường type 2. Trong khi đó, khối u tuyến thượng thận có thể làm huyết áp tăng đột ngột trong quá trình gây mê và phẫu thuật, nếu không kiểm soát tốt dễ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuyến thượng thận lại sát với tĩnh mạch chủ và nhiều mạch máu quan trọng. Chính vì vậy, ca phẫu thuật không chỉ đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm mà còn cần sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa nhiều chuyên khoa, bao gồm Ngoại Tổng quát, Ngoại Thận - Tiết niệu và Nội tiết.

Sau khi thống nhất phương án, ngày 29/3, ê-kip phẫu thuật đã tiến hành cắt khối u sau phúc mạc và tuyến thượng thận phải, sau đó lần lượt cắt hai khối u mạc treo hồi tràng và hỗng tràng, cuối cùng cắt đoạn ruột non chứa u, dài khoảng 30cm. Ca mổ kéo dài gần 3 giờ đồng hồ đã diễn ra thành công. Sau phẫu thuật, tình trạng người bệnh ổn định, phục hồi tốt.

Bác sĩ Nguyễn Thế Toàn khuyến cáo, các triệu chứng như đi chướng bụng, đi tiêu ra máu có thể cảnh báo nhiều bệnh lý thường gặp như trĩ, viêm dạ dày ruột, viêm đại tràng trực tràng… nhưng không loại trừ các bệnh lý hiếm gặp hơn như trường hợp người bệnh N.V.Q. Chính vì vậy, khi có triệu chứng bất thường kéo dài, người bệnh nên đến khám ở những bệnh viên uy tín, điều này giúp đảm bảo chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả, tránh bỏ sót bệnh hoặc chậm trễ trong xử trí.

nhoi-mau-co-tim-1746695235456759393571-85-0-1365-2048-crop-174669540373549551021.jpgNgười đàn ông 68 tuổi bị nhồi máu cơ tim, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

GĐXH - Trước khi nhập viện vì nhồi máu cơ tim, người đàn ông này có dấu hiệu bị sốt, đau tức ngực nhưng chỉ tự mua thuốc điều trị ở nhà.

ung-thu-dai-trang-ngang-17466923266118452002-278-0-1028-1200-crop-17466924637491080239935.jpgNgười phụ nữ 51 tuổi phát hiện ung thư đại tràng ngang từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

GĐXH - Trước khi phát hiện ung thư đại tràng ngang, người phụ nữ này thường xuyên bị đau bụng, chướng bụng nhưng nghĩ đó là cơn đau do ăn uống không tiêu nên bà tự mua thuốc uống tại nhà.

triglyceride-trong-mau-1746609234501154455750-0-80-450-800-crop-17466093414931722214791.jpgNgười phụ nữ 31 tuổi triglyceride trong máu vượt quá 45 lần, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

GĐXH - 4 tháng liên tiếp, người phụ nữ này liên tục ăn lẩu, đồ nướng và trà sữa. Không chỉ vậy, cô thường xuyên đi ngủ lúc 3h và thức dậy lúc 15h, gần như đảo ngược nhịp sinh học ngày và đêm.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022