Theo lời kể người nhà, trước vào viện, bệnh nhân có sử dụng rượu ngâm rễ cây, nghi ngờ là rễ cây hồi, vốn sử dụng để xoa bóp. Sau uống, cả hai xuất hiện kích thích, co giật, gọi hỏi không trả lời, kèm tím tái, ngừng thở.

Tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn, các bác sĩ chẩn đoán nạn nhân bị ngộ độc cấp tính, diễn biến phức tạp, nguy cơ tử vong cao, hôm 9/8. Kết quả xét nghiệm, chụp chiếu cho thấy suy đa tạng, tổn thương sọ não. Ê kíp đặt ống nội khí quản, thở máy, sử dụng các loại thuốc hỗ trợ.

Ngày 12/8, bác sĩ Nguyễn Thành Đô, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, nói các bệnh nhân đã được rút ống nội khí quản, thở oxy, song suy thận tiến triển, cần theo dõi.

ruou-re-cay-hoi-1723440407-4382-1723440532.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=4cxz-SoCjCSiludKPNBqyA

Chai rượu ngâm rễ cây được bệnh nhân sử dụng. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Việc sử dụng các loại thực vật (hoa, lá, thân, rễ) ngâm rượu là thói quen của nhiều người dân với mục đích khác nhau như uống, làm thuốc, xoa bóp. Tùy vào tính chất có trong các loại thực vật sẽ có tác dụng khác nhau.

Đơn cử, cây hồi (tên khoa học là Illicium Verum Hook) là loại cây được trồng nhiều tại các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là Lạng Sơn. Tuy nhiên, trong thân, rễ, lá của cây có hàm lượng chất độc tính là Veranisatin, nếu sử dụng nhiều, kéo dài, đặc biệt sử dụng cùng rượu đường uống, sẽ dẫn đến tổn thương các tế bào thần kinh gây hôn mê, co giật, nguy hiểm tính mạng.

Bác sĩ khuyến cáo người dân không sử dụng các loại thực vật không rõ nguồn gốc; không dùng các loại thực vật ngâm rượu xoa bóp để uống, chế biến đồ ăn; không nên uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật.

Khi có triệu chứng ngộ độc như nôn, buồn nôn, đau bụng, đại tiện phân lỏng hay hôn mê, co giật, mất ý thức, phải tới ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

Thúy Quỳnh

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022