nhoi-mau-co-tim2-17209538143841607133864-27-0-425-636-crop-1720953849978542204009.pngNâng tạ tập gym, người đàn ông 59 tuổi ở TP HCM nguy kịch vì vỡ tim, chuyên gia cảnh báo tập gym cần tránh 4 sai lầm này

GĐXH - Bệnh viện Nhân dân Gia Định cấp cứu và phẫu thuật thành công cho một trường hợp người bệnh bị chèn ép tim cấp tràn máu màng ngoài tim gây vỡ, thủng tim.

Nam diễn viên qua đời vì căn bệnh sarcoma ewing hiếm gặp

Mới đây, tờ HK01 đưa tin, nam diễn viên Văn Tụng Nam qua đời ở tuổi 29 vào chiều 13/7. Anh ra đi sau 9 tháng chiến đấu với bệnh ung thư hiếm gặp sarcoma ewing.

Được biết, vào những ngày cuối đời, nam diễn viên rơi vào tình trạng tiều tụy và rất đau đớn. Trước đó 1 tuần, nam diễn viên nhập viện trong tình trạng sức khỏe chuyển biến xấu, không còn khả năng cứu chữa. Từ cuối tháng 6, anh bị liệt nửa người, mất khứu giác, chịu đau đớn hành hạ cả ngày lẫn đêm. Tế bào ung thư đã di căn đến phổi, đốt sống cũng như nhiều cơ quan nội tạng khác trong cơ thể nam diễn viên.

Theo BS Nguyễn Văn Thái (chuyên ngành ung thư và phẫu thuật thẩm mỹ, làm việc tại Hà Nội), sarcoma ewing là bệnh ung thư xương hiếm gặp, thế giới ghi nhận nửa số ca mắc ở độ tuổi 10-20. Ngoài ra, căn bệnh cũng xuất hiện ở nhóm độ tuổi 20-30. Nói chung, bệnh tập trung ở nhóm người trẻ.

nam-dien-vien-bi-ung-thu-17210309937571712913236.jpg

Căn bệnh khiến nam diễn viên rơi vào tình trạng tiều tụy và rất đau đớn vào những ngày cuối đời

Căn bệnh sarcoma ewing nam diễn viên mắc phải là bệnh gì?

Theo các chuyên gia y tế, sarcoma ewing là một loại ung thư hiếm gặp thường xảy ra ở trẻ em và thanh niên. Vùng cơ thể bị ảnh hưởng bởi sarcoma ewing có thể bao gồm xương chân, tay, bàn chân, bàn tay, ngực, xương chậu, cột sống hoặc hộp sọ. 

Khi sarcoma ewing ảnh hưởng đến các mô mềm, thường gây tổn thương thân, tay, chân, đầu cổ, khoang bụng và một số bộ phận khác của cơ thể.

Khi so sánh với các bệnh ung thư khác, các khối u xương ác tính như sarcoma ewing rất hiếm. Trong số những khối u xương hiếm gặp, sarcoma ewing là loại u phổ biến thứ hai ở trẻ em và thanh niên. Theo số liệu về trẻ em dưới 15 tuổi, cứ 1 triệu trẻ thì có khoảng 1,7 trẻ mắc bệnh.

Chưa xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh sarcoma ewing

Hầu hết các bệnh ung thư được biết là phát sinh từ một loại mô hoặc cơ quan nhất định. Ví dụ, ung thư vú phát sinh từ các tế bào vú. Tuy nhiên, trong trường hợp sarcoma ewing, các bác sĩ không biết chính xác loại tế bào nào là nơi ung thư bắt đầu. 

Chúng ta đã biết ung thư hình thành khi có những thay đổi xảy ra trong nhiễm sắc thể của tế bào. Trong bệnh sarcoma ewing, vật chất di truyền trong nhiễm sắc thể số 11 và số 22 không khớp với nhau. Bất thường di truyền này không được di truyền từ cha mẹ mà những thay đổi về nhiễm sắc thể này xảy ra sau khi đứa trẻ được sinh ra. Các bác sĩ chưa xác định được bất kỳ yếu tố nguy cơ nào khiến trẻ dễ mắc sarcoma ewing. 

nam-dien-vien-bi-ung-thu-sarcoma-ewing-17210311263531202829917.jpg

Sarcoma Ewing là một loại ung thư hiếm gặp, thường ảnh hưởng đến xương và các mô mềm. Ảnh minh họa

Dấu hiệu nhận biết bệnh sarcoma ewing

Triệu chứng phổ biến của sarcoma ewing là cảm giác đau và có thể sưng tại vị trí khối u. Tuy nhiên, khối u có thể tồn tại trong nhiều tháng trước khi trở nên đủ lớn để gây đau và sưng.

Trong một số trường hợp, triệu chứng đầu tiên của sarcoma ewing là sự hiện diện của một khối bất thường. Do đó, cần lưu ý đến những bất thường trên cơ thể trẻ để kịp thời phát hiện bệnh.

Biến chứng của bệnh ewing ewing

Bệnh ewing sacroma nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Lúc này bác sĩ bắt buộc phải sử dụng các phương pháp điều trị nặng và rủi ro. Điều này là không tránh khỏi và rất có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như ung thư di căn. Khả năng lây lan của căn bệnh này là rất nhanh. Nó không chỉ phát triển và phá hủy các mô ở nơi xuất phát ban đầu, mà còn lan rộng đến các cơ quan khác. Phổ biến nhất là phổi và xương.

Có 3 cách mà ung thư có thể lây lan trong cơ thể, đó là:

Di căn qua mô: Bệnh ung thư sẽ lây lan từ nơi nó bắt đầu bằng cách phát triển sang các khu vực lân cận. 

Di căn qua hệ bạch huyết: Khối u lây lan từ nơi nó bắt đầu bằng cách xâm nhập vào hệ thống bạch huyết. Bằng con đường này, tế bào ung thư sẽ di chuyển qua các mạch bạch huyết đến các bộ phận khác của cơ thể. 

Di căn qua máu: Ewing sarcoma lây lan từ nơi nó bắt đầu bằng cách đi vào máu. Cụ thể, ung thư sẽ di chuyển qua các mạch máu đến các bộ phận khác của cơ thể.

Khối u di căn sẽ có bản chất tương tự như khối u ban đầu và không có khả năng di căn thành các loại khối u mang tính chất khác như: Ung thư phổi, ung thư gan,… 

Điều trị bệnh Ewing ewing bằng cách nào?

Điều trị bệnh Ewing sarcoma thường khởi đầu bằng hóa trị liệu. Phẫu thuật để loại bỏ ung thư thường diễn ra sau đó. Những cách điều trị khác, bao gồm liệu pháp xạ trị, có thể được dùng trong một số tình huống nhất định.

Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật điều trị sarcoma ewing

Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn về kế hoạch chăm sóc và các loại thuốc bạn cần sử dụng như thuốc điều trị đông máu, chống táo bón, nhiễm trùng, thuốc giảm đau. Bác sĩ cũng sẽ dặn dò bạn về các hoạt động cần hạn chế, kế hoạch vật lý trị liệu và các thông tin quan trọng khác trước khi xuất viện. 

Mức độ hồi phục sẽ phụ thuộc vào loại và mức độ phẫu thuật. Phục hồi chức năng là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị sarcoma ewing.

Hiện nay, những tiến bộ lớn trong điều trị sarcoma ewing đã giúp cải thiện triển vọng cho bệnh nhân. Sau khi hoàn thành liệu trình điều trị, nên theo dõi suốt đời để đề phòng các tác dụng muộn có thể xảy ra của hóa trị và xạ trị cường độ cao.

hon-me-sau-17209669922361051905324-43-0-493-720-crop-17209670310041057229561.jpgNgười đàn ông 36 tuổi ở Phú Thọ hôn mê sâu, suy gan, suy thận do ngộ độc thuốc ngủ

GĐXH - Sau khi tự uống 90 viên thuốc Phenobarbital hàm lượng 100mg ở nhà, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, tím tái, thở ngáy...

bien-chung-benh-tieu-duong-1720951922020407573943-54-0-466-659-crop-1720952144212878049143.jpgCô gái 28 tuổi suýt chết vì biến chứng bệnh tiểu đường thừa nhận có thói quen nhiều người Việt mắc phải

GĐXH - Cô gái suýt chết vì biến chứng bệnh tiểu đường cho biết có thói quen uống 1-2 cốc nước ngọt có ga mỗi ngày. Đồng thời, bệnh nhân cũng rất thích ăn đồ ngọt.

cuu-song-be-trai-1720858494644404072625-0-0-800-1280-crop-1720858636895107294453.jpgKhoảnh khắc nữ điều dưỡng ở Hải Phòng cứu sống bé trai 7 ngày tuổi ngừng thở vì sặc sữa

GĐXH - Bé trai sơ sinh đang được người nhà cho bú sữa bình rồi bị sặc sữa, dẫn đến ngừng thở, toàn thân tím tái.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022