Trì hoãn khám vô sinh vì áp lực công việc, suýt mất cơ hội làm cha mẹ

Bận bịu và căng thẳng vì công việc, vợ chồng chị Thanh Mai liên tục trì hoãn khám và điều trị vô sinh dù vài năm mong con chưa có kết quả. "3 giờ sáng mới kết thúc công việc, tôi chỉ muốn ngủ, không nghĩ được chuyện gì khác", Thanh Mai nói.

Còn anh Văn Sơn (38 tuổi), trưởng nhóm bán hàng một tập đoàn thực phẩm, dù thành đạt trong công việc nhưng cũng... chậm con. Áp lực doanh số, và tính chất công việc thường xuyên phải đi công tác và tiếp khách, anh thường tìm đến khói thuốc để giải tỏa căng thẳng.

Hút hai bao thuốc lá mỗi ngày, kéo dài hơn 5 năm nay, cũng chừng đó thời gian vợ chồng anh mong con nhưng chưa từng đi khám hiếm muộn. "Đi khám nếu phát hiện bệnh cũng không có thời gian điều trị", anh Sơn nói.

hiem-muon-vi-ap-luc-cong-viec-2-1723022947410131135374.jpg

Tuổi tác tăng tỷ lệ với cơ hội có con ngày một giảm, gia đình thúc giục, vợ chồng chị Mai và vợ chồng anh Sơn mới quyết tâm đi khám vô sinh

Tuổi tác tăng tỷ lệ với cơ hội có con ngày một giảm, gia đình thúc giục, vợ chồng chị Mai và vợ chồng anh Sơn quyết tâm đi khám vô sinh. BS.CKI Lê Đức Thắng, Trung tâm hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết, nguyên nhân muộn con là do chị Mai bị suy giảm dự trữ buồng trứng (AMH), chồng chị có tinh trùng yếu. Còn trường hợp của vợ chồng anh Sơn là do anh không có tinh trùng vì tắc nghẽn ống dẫn tinh.

Áp lực, căng thẳng, lo âu trong cuộc sống hiện đại cũng khiến nhiều cặp đôi khó thụ thai. "Mặc dù chưa có tài liệu khẳng định thực sự căng thẳng gây vô sinh nhưng rõ ràng stress đang hạn chế cơ hội sinh con", bác sĩ Thắng nói. Bên cạnh đó, áp lực công việc khiến nhiều cặp vợ chồng không còn hứng thú đời sống tình dục, việc thụ thai càng trở nên khó khăn.

base64-17230236878281157351789.jpeg

Một người đi làm trung bình 8 giờ/ngày nhưng họ có thể nhận hai, ba công việc cùng lúc, hoặc tăng ca đến mức không còn thời gian cho sinh hoạt vợ chồng.

BS Thắng cũng cho biết thêm, trì hoãn khám và điều trị vô sinh góp phần làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hoặc khó khăn trong điều trị. Thông thường vợ chồng sinh hoạt chăn gối đều đặn, trong khoảng từ 6 tháng đến 1 năm nếu chưa có thai cần đi khám hiếm muộn. Tuy nhiên, thực tế nhiều cặp đôi dù hiếm muộn 3-5 năm vẫn chần chừ thăm khám.

Phụ nữ càng lớn tuổi càng khó có con. Nếu không thăm khám kịp thời, bỏ qua "độ tuổi vàng" để sinh đẻ, phụ nữ có thể vĩnh viễn mất cơ hội làm mẹ.

bscki-le-duc-thang-dang-tu-van-cho-benh-nhan-17230230650732128701345.jpg

BS.CKI Lê Đức Thắng đang tư vấn cho bệnh nhân

Những đứa trẻ "đến sau" và niềm hạnh phúc muộn màng

Trước khi thực hiện thụ tinh ống nghiệm, cả anh Sơn, chị Mai đều được tư vấn tâm lý để giải tỏa căng thẳng, xác định kế hoạch điều trị vô sinh được đặt lên hàng đầu.

Chị Mai do AMH rất thấp chỉ 0,03ng/ml không lấy được trứng tự thân để làm thụ tinh ống nghiệm nên bác sĩ đã tư vấn xin noãn. Tức là, bác sĩ sẽ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm với trứng của người hiến tặng và tinh trùng chồng chị Mai. Phôi đủ điều kiện sẽ được cấy vào buồng tử cung của chị Mai.

Do niêm mạc tử cung mỏng, chị Mai mất 3 chu kỳ chuẩn bị. Sau đó, độ dày niêm mạc của chị được cải thiện nhờ bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân. Tháng 10/2023, một phôi ngày 6 được chuyển vào tử cung chị và đậu thai.

Tuần thứ 8 thai kỳ, chị phát hiện bị tụ dịch màng nuôi, bác sĩ khuyên hạn chế vận động kết hợp điều trị thuốc nội tiết. Tuần thứ 22 thai kỳ, chị Mai phải nhập viện điều trị tình trạng tăng huyết áp, theo dõi chặt chẽ nguy cơ tiền sản giật. Tuần thứ 34 chị có cơn chuyển dạ sớm may mắn đón con chào đời an toàn. Chị Mai có đôi chút nuối tiếc: "Nếu không mải mê chạy theo công việc tôi đã không bỏ lỡ cơ hội làm mẹ bằng trứng tự thân".

photo-1723020275984-17230202762322002134860.jpg

Một nữ bệnh nhân đang được tiêm thuốc kích trứng để thực hiện thụ tinh ống nghiệm. Ảnh: BVCC

Còn anh Sơn nhờ áp dụng kỹ thuật chọc hút tinh trùng từ mào tinh (PESA), không cần phẫu thuật mở bao tinh hoàn đã tìm thấy tinh trùng. Tuy nhiên, do có tiền sử hút thuốc lá, stress nhiều năm nên số tinh binh khỏe mạnh khá ít ỏi.

Vợ anh Sơn sau khi chọc trứng, tinh trùng được tiêm vào bào tương noãn (ICSI) thu được 3 phôi. Tuy nhiên, do lớn tuổi (38 tuổi), niêm mạc kém chất lượng, nên chị mất nhiều thời gian canh chuẩn bị niêm mạc. Sau 4 chu kỳ, vợ chồng anh Sơn cũng đón tin vui nhờ chuyển một phôi tốt nhất trong số 3 phôi hiện có.

Tháng 6/2024, vợ chồng anh Sơn đón con gái khỏe mạnh chào đời sau 7 năm rưỡi mong con. Anh Sơn cho biết thủ tục và quy trình thực hiện thụ tinh ống nghiệm không quá phức tạp như anh nghĩ. "Nếu đi khám và làm IVF sớm hơn thì vợ chồng tôi có thể thuận lợi có con hơn", anh nói.

base64-172302325931646860080.jpeg

Với các đối tượng lập gia đình muộn hoặc chưa có điều kiện sinh con có thể trữ trứng hoặc trữ đông tinh trùng để bảo tồn chức năng sinh sản

Bác sĩ Thắng khuyến cáo, đối với phụ nữ dưới 35 tuổi, quan hệ tình dục thường xuyên không tránh thai nhưng không có con sau 12 tháng nên đi khám vô sinh sớm. Đối với những trường hợp trên 35 tuổi, thời gian có con tự nhiên chỉ nên kéo dài 6 tháng. Phát hiện sớm nguyên nhân gây vô sinh giúp tối ưu hiệu quả điều trị.

Với các đối tượng lập gia đình muộn hoặc chưa có điều kiện sinh con có thể trữ trứng hoặc trữ đông tinh trùng để bảo tồn chức năng sinh sản.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022