Tác động tích cực lên hệ tiêu hóa

Tinh dầu trong phật thủ chứa các hợp chất như limonene và alpha-pinene có tác dụng kích thích sự co bóp của dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm tình trạng đầy hơi, ức chế sự hình thành khí trong đường ruột. Ngoài ra, phật thủ còn giúp tăng tiết dịch vị, hỗ trợ tiêu hóa các chất béo và protein.

Hàm lượng chất xơ cao trong phật thủ giúp tăng khối lượng phân, kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa và điều trị táo bón hiệu quả. Các chất chống oxy hóa như flavonoid trong phật thủ giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động của các gốc tự do, ngăn ngừa viêm loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra, phật thủ còn có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori, một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.

tacdungcuaquaphatthu1-1736606878292-17366068823701336925702.jpg

Quả phật thủ với hình dáng độc đáo, mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Ảnh: Getty Images

Cải thiện sức khỏe hô hấp

Tinh dầu phật thủ có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, giúp làm giảm viêm nhiễm đường hô hấp, long đờm, giảm ho. Hợp chất limonene trong phật thủ có tác dụng giãn phế quản, giúp thông thoáng đường thở, giảm triệu chứng khó thở ở những người bị hen suyễn hoặc viêm phế quản. Một số nghiên cứu cho thấy tinh dầu phật thủ có thể giúp giảm co thắt phế quản, giảm viêm trong đường hô hấp, từ đó giúp kiểm soát triệu chứng hen suyễn.

Tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng vitamin C và flavonoid dồi dào trong phật thủ là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Chúng giúp bảo vệ tế bào khỏi tác động của các gốc tự do, ngăn ngừa stress oxy hóa, từ đó tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính Phật thủ có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, giúp ngăn ngừa cảm cúm và các bệnh nhiễm trùng khác. Vitamin C trong phật thủ giúp tăng cường sản xuất bạch cầu, nâng cao khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.

Giảm căng thẳng, mệt mỏi

Hương thơm của tinh dầu phật thủ có tác dụng an thần, giảm stress, cải thiện tâm trạng. Hợp chất limonene trong tinh dầu phật thủ được chứng minh là có tác dụng giảm lo âu, căng thẳng, thúc đẩy giấc ngủ sâu và ngon hơn. Uống trà phật thủ trước khi đi ngủ có thể giúp bạn thư giãn và ngủ ngon hơn. Các hợp chất trong phật thủ có tác dụng điều hòa hệ thần kinh, giảm căng thẳng thần kinh, tạo cảm giác thư thái, dễ chịu, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ.

tacdungcuaquaphatthu2-1736606886054-17366068863261310141351.jpg

Quả phật thủ giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi. Ảnh: Istock

Tốt cho tim mạch

Các khoáng chất như kali trong phật thủ giúp điều hòa huyết áp, duy trì nhịp tim ổn định, bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, phật thủ còn chứa hesperidin, một loại flavonoid có tác dụng tăng cường sức bền thành mạch, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Chất xơ trong phật thủ có thể giúp giảm cholesterol xấu (LDL) trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ tim mạch khỏe mạnh. Pectin trong phật thủ cũng có tác dụng giảm hấp thu cholesterol từ thức ăn.

Làm đẹp da

Vitamin C và các chất chống oxy hóa trong phật thủ giúp chống lão hóa, làm sáng da, giảm nếp nhăn. Vitamin C kích thích sản sinh collagen, giúp duy trì độ đàn hồi và săn chắc cho da. Tinh dầu phật thủ có đặc tính kháng khuẩn, giúp làm sạch da, kiểm soát bã nhờn, ngăn ngừa và điều trị mụn trứng cá. Ngoài ra, phật thủ còn có tác dụng se khít lỗ chân lông, giảm viêm và làm dịu da.

Cách sử dụng quả phật thủ

- Ăn trực tiếp: Bạn có thể cắt phật thủ thành lát mỏng và ăn trực tiếp. Tuy nhiên, do vị chua của phật thủ khá mạnh, nên bạn có thể thêm một chút muối hoặc đường để dễ ăn hơn.

- Pha trà: Phơi khô phật thủ, sau đó hãm với nước sôi để uống như trà. Trà phật thủ có hương thơm dịu nhẹ, vị chua thanh mát, giúp giải nhiệt, tiêu thực.

- Ngâm rượu: Phật thủ ngâm rượu có màu vàng đẹp mắt, hương thơm thơm ngon, có tác dụng bổ khí huyết, tăng cường sức khỏe.

- Làm mứt: Mứt phật thủ là món ăn vặt dân dã, được nhiều người yêu thích.

- Chế biến món ăn: Phật thủ có thể được sử dụng làm gia vị cho một số món ăn, như gỏi, nộm, chè...

Theo Healthier Steps

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022