GĐXH - Cà tím thích hợp với người bệnh tiểu đường bởi đây là loại quả giàu chất xơ, tốt cho việc kiểm soát đường huyết, phòng ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường ăn hạt sen có tốt không?
Hạt sen được xếp vào loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, thậm chí là thấp hơn nhiều so với cả gạo và bánh mì...
Ảnh minh họa
Người bệnh tiểu đường được khuyên có thể ăn hạt sen bởi chỉ số đường huyết phản ánh tốc độ gia tăng đường huyết khi cơ thể hấp thụ thực phẩm giàu bột đường. Việc ăn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như hạt sen sẽ giúp lượng đường huyết trong máu ổn định, giúp kiểm soát đường huyết cho người bị tiểu đường.
Mặt khác, trong hạt sen chứa hàm lượng natri thấp, magie cao, vì vậy mà có thể sử dụng một lượng hạt sen vừa phải như một món ăn nhẹ cho người tiểu đường bị thừa cân béo phì.
Nhìn chung, việc sử dụng hạt sen đúng cách, đúng liều lượng sẽ mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe người tiểu đường.
Công dụng của hạt sen với người bệnh tiểu đường
Ảnh minh họa
Hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết
Hạt sen có hàm lượng calo thấp nhưng lại chứa nhiều chất xơ, có khả năng kiểm soát lượng đường huyết trong máu. Ngoài ra, trong hạt sen còn có chứa isoquinolin giúp cho mạch máu luôn được mở rộng, giúp hạ huyết áp ở người bệnh và các chất giúp chống co thắt. Chính vì vậy mà hạt sen là loại thực phẩm an toàn và nếu người bệnh tiểu đường ăn thường xuyên, đủ lượng hạt thì sẽ giúp cơ thể người bệnh khỏe mạnh.
Đảm bảo sức khỏe tim mạch
Magie là khoáng chất có chức năng cải thiện dòng chảy của máu, oxy và các chất dinh dưỡng khác trong cơ thể. Hạt sen lại là loại hạt giàu magie, vì vậy người tiểu đường ăn hạt sen thường xuyên sẽ tạo nên tác động tích cực đối với sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc các biến chứng bệnh tiểu đường như suy tim, nhồi máu cơ tim,...
Tăng khả năng miễn dịch
Ngoài các khoáng chất có lợi cho cơ thể, hạt sen còn chứa các chất chống oxy hóa như manga, vitamin A. Các chất này đóng vai trò quan trọng giúp bảo vệ các tế bào khỏi sự phá hủy oxy hóa, từ đó tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân có hại của các gốc tự do trong cơ thể.
Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Hạt sen giàu chất xơ nên sẽ tạo môi trường cho lợi khuẩn trong đường ruột phát triển, giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Ngoài ra, chất xơ còn giúp hạn chế cảm giác thèm ăn, hỗ trợ quá trình giảm cân, không gây tình trạng thừa cân hay béo phì ở người tiểu đường. Mặt khác, hạt sen còn giúp loại bỏ và ngăn ngừa các độc tố trong cơ thể, từ đó duy trì sức khỏe đường ruột.
Cải thiện giấc ngủ
Hạt sen là một trong những phương thức hỗ trợ bệnh mất ngủ rất tốt được sử dụng trong y học cổ truyền. Vì trong hạt sen có chứa glucozit và một số chất an thần, dễ ngủ. Người tiểu đường ăn hạt sen vào buổi tối hoặc sử dụng tim sen pha trà uống mỗi ngày sẽ giúp cải thiện giấc ngủ, từ đó giúp sức khỏe người bệnh ổn định hơn.
Ảnh minh họa
Người bệnh tiểu đường ăn hạt sen thế nào an toàn nhất?
Theo khuyến cáo, người bệnh tiểu đường nên ăn hạt sen 3 lần/tuần, vì hạt sen sẽ giúp điều hòa đường huyết và nồng độ cholesterol trong máu, cải thiện tình trạng sức khỏe người bệnh.
Hạt sen có thể sử dụng để ăn sống hoặc chế biến thành các món như: Hạt sen rang, nghiền hoặc các món như súp, salad hay chè hạt sen... Bên cạnh đó, hạt sen còn có thể làm món ăn vặt cho người bệnh như nghiền nát vào pudding hoặc bột đậu nành.
Đối với các món chế biến từ hạt sen như chè hạt sen nên sử dụng lượng đường phù hợp, có thể thay thế thành loại đường dành cho người tiểu đường, để đảm bảo lượng đường trong máu không bị tăng đột ngột, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
GĐXH - Người bệnh tiểu đường có thể ăn quả lựu bởi vì chỉ số đường huyết (GI = 35) và tải lượng đường huyết (GL = 6.7) của lựu đều được xếp vào phân nhóm thấp.
GĐXH - Người bệnh tiểu đường dùng tỏi thường xuyên có thể giúp tăng tăng tiết insulin, giúp chỉ số đường huyết thấp và giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường.
GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên ăn cam thay vì uống nước cam, bởi uống nước ép cam có thể khiến bạn mất một số chất xơ lành mạnh và làm tăng lượng đường trong máu.