![1d4d54e0ecae52f00bbf-1739262993.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=jX0sOEV9kOs5dnN7u9AOVA](https://i1-suckhoe.vnecdn.net/2025/02/11/1d4d54e0ecae52f00bbf-1739262993.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=jX0sOEV9kOs5dnN7u9AOVA)
Trưa 11/2, nhiều người dân tranh thủ đến Trung tâm tiêm chủng Long Châu trên đường Thái Hà để tiêm cúm. Bác sĩ Nguyễn Thu Thảo cho biết cơ sở này mỗi ngày tiếp nhận khoảng 400-500 lượt khách, trong đó 90% là tiêm vaccine cúm. Nhiều bệnh nhân cũng đến tiêm cúm kết hợp vaccine khác như phế cầu, ung thư cổ tử cung. Ảnh: Giang Huy
Trưa 11/2, nhiều người dân tranh thủ đến Trung tâm tiêm chủng Long Châu trên đường Thái Hà để tiêm cúm. Bác sĩ Nguyễn Thu Thảo cho biết cơ sở này mỗi ngày tiếp nhận khoảng 400-500 lượt khách, trong đó 90% là tiêm vaccine cúm. Nhiều bệnh nhân cũng đến tiêm cúm kết hợp vaccine khác như phế cầu, ung thư cổ tử cung. Ảnh: Giang Huy
![7f4cbae502abbcf5e5ba_1739259080-1739262995.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=AtfmG2EVDdfxEGX-zvpfkg](https://i1-suckhoe.vnecdn.net/2025/02/11/7f4cbae502abbcf5e5ba_1739259080-1739262995.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=AtfmG2EVDdfxEGX-zvpfkg)
Đại điện Hệ thống Trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu, cho biết từ đầu năm 2025, số người đến tiêm chủng tăng 5% so với cuối năm trước. Đặc biệt, nhu cầu tiêm vaccine cúm và phế cầu tăng gấp đôi trong vòng 1-2 tháng qua. Điều này xuất phát từ sự thay đổi thời tiết và nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc phòng bệnh chủ động khi dịch bệnh đang diễn ra. Ảnh: Giang Huy
Đại điện Hệ thống Trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu, cho biết từ đầu năm 2025, số người đến tiêm chủng tăng 5% so với cuối năm trước. Đặc biệt, nhu cầu tiêm vaccine cúm và phế cầu tăng gấp đôi trong vòng 1-2 tháng qua. Điều này xuất phát từ sự thay đổi thời tiết và nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc phòng bệnh chủ động khi dịch bệnh đang diễn ra. Ảnh: Giang Huy
![586287cd3f8381ddd892_1739259080-1739262996.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=cJRPoFJ6l7EIT75uoIkY3A](https://i1-suckhoe.vnecdn.net/2025/02/11/586287cd3f8381ddd892_1739259080-1739262996.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=cJRPoFJ6l7EIT75uoIkY3A)
Chị Trần Phương Thảo, ở Hà Đông, làm văn phòng, tranh thủ nghỉ trưa đến tiêm cúm. Trước đây, chị không quan tâm đến việc tiêm vaccine này hằng năm, song gần đây thấy mọi người xung quanh mắc cúm nhiều, truyền thông cảnh báo gia tăng dịch cúm, nhiều người nhập viện, chuyển nặng nên người phụ nữ lo lắng. Để yên tâm, chị cùng bạn bè, đồng nghiệp rủ nhau đi tiêm. Ảnh: Giang Huy
Chị Trần Phương Thảo, ở Hà Đông, làm văn phòng, tranh thủ nghỉ trưa đến tiêm cúm. Trước đây, chị không quan tâm đến việc tiêm vaccine này hằng năm, song gần đây thấy mọi người xung quanh mắc cúm nhiều, truyền thông cảnh báo gia tăng dịch cúm, nhiều người nhập viện, chuyển nặng nên người phụ nữ lo lắng. Để yên tâm, chị cùng bạn bè, đồng nghiệp rủ nhau đi tiêm. Ảnh: Giang Huy
![HUY-3111_1739259081-1739262998.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=o7yaT8pJLFeTi9XopClciA](https://i1-suckhoe.vnecdn.net/2025/02/11/HUY-3111_1739259081-1739262998.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=o7yaT8pJLFeTi9XopClciA)
Bệnh viện Nhi Trung ương cũng ghi nhận số lượng người tiêm vaccine cúm tăng. Cụ thể, trước Tết, trung bình mỗi ngày có khoảng 12-15 người đến tiêm, hiện con số này là 50-60 người. Đặc biệt, trong 2 ngày cuối tuần, có khoảng 300 người đến chích cúm. Ảnh: Giang Huy
Bệnh viện Nhi Trung ương cũng ghi nhận số lượng người tiêm vaccine cúm tăng. Cụ thể, trước Tết, trung bình mỗi ngày có khoảng 12-15 người đến tiêm, hiện con số này là 50-60 người. Đặc biệt, trong 2 ngày cuối tuần, có khoảng 300 người đến chích cúm. Ảnh: Giang Huy
![HUY-3316_1739259081-1739263000.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=W8FoOzVFtcaOzGif5HefEA](https://i1-suckhoe.vnecdn.net/2025/02/11/HUY-3316_1739259081-1739263000.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=W8FoOzVFtcaOzGif5HefEA)
TS.BS Lê Kiến Ngãi, Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết số ca cúm tăng mạnh từ tháng 12/2024. Tháng 11, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 100-120 ca, nhưng đến tháng 12, con số tăng gấp 4 lần. Sang tháng 1, số ca tăng gấp 8 lần, có tuần ghi nhận tới 1.200 ca/ngày, trong đó 10-15% là ca nặng cần nhập viện theo dõi.
Cúm thường gây sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ho và hồi phục sau 2-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng, gây tử vong do viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, nhiễm trùng huyết. Người trên 65 tuổi, thai phụ, trẻ nhỏ, và người có bệnh nền như tim mạch, hen suyễn, COPD, suy thận, đái tháo đường… nguy cơ cao diễn biến nặng. Ảnh: Giang Huy
TS.BS Lê Kiến Ngãi, Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết số ca cúm tăng mạnh từ tháng 12/2024. Tháng 11, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 100-120 ca, nhưng đến tháng 12, con số tăng gấp 4 lần. Sang tháng 1, số ca tăng gấp 8 lần, có tuần ghi nhận tới 1.200 ca/ngày, trong đó 10-15% là ca nặng cần nhập viện theo dõi.
Cúm thường gây sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ho và hồi phục sau 2-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng, gây tử vong do viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, nhiễm trùng huyết. Người trên 65 tuổi, thai phụ, trẻ nhỏ, và người có bệnh nền như tim mạch, hen suyễn, COPD, suy thận, đái tháo đường… nguy cơ cao diễn biến nặng. Ảnh: Giang Huy
![HUY-3336_1739259082-1739263002.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=7Jtf7GL0EPlR6X1-mJoSHA](https://i1-suckhoe.vnecdn.net/2025/02/11/HUY-3336_1739259082-1739263002.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=7Jtf7GL0EPlR6X1-mJoSHA)
TS Ngãi cho biết bệnh cúm xuất hiện từ trước Tết, nhưng người dân chưa chú trọng dự phòng. Chỉ khi người nổi tiếng mắc cúm và truyền thông đưa tin, mọi người mới bắt đầu tiêm vaccine.
Cúm mùa là bệnh quanh năm, nên cần phòng bệnh thường xuyên, liên tục. Phòng cúm không chỉ bảo vệ cá nhân mà còn là trách nhiệm với gia đình, cơ quan, trường học và cộng đồng.
Bác sĩ khuyến cáo, từ bài học Covid, người dân nên duy trì rửa tay, đeo khẩu trang, hạn chế nơi đông người và tiêm vaccine phòng bệnh. Ảnh: Giang Huy
TS Ngãi cho biết bệnh cúm xuất hiện từ trước Tết, nhưng người dân chưa chú trọng dự phòng. Chỉ khi người nổi tiếng mắc cúm và truyền thông đưa tin, mọi người mới bắt đầu tiêm vaccine.
Cúm mùa là bệnh quanh năm, nên cần phòng bệnh thường xuyên, liên tục. Phòng cúm không chỉ bảo vệ cá nhân mà còn là trách nhiệm với gia đình, cơ quan, trường học và cộng đồng.
Bác sĩ khuyến cáo, từ bài học Covid, người dân nên duy trì rửa tay, đeo khẩu trang, hạn chế nơi đông người và tiêm vaccine phòng bệnh. Ảnh: Giang Huy
![HUY-3406_1739259083-1739263005.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=I3old6aXujei5huiLkU9sw](https://i1-suckhoe.vnecdn.net/2025/02/11/HUY-3406_1739259083-1739263005.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=I3old6aXujei5huiLkU9sw)
Tiêm vaccine là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa cúm và biến chứng nguy hiểm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tiêm vaccine giúp giảm 70-80% tỷ lệ tử vong do cúm và bảo vệ 80-90%. Vaccine giảm 35% tỷ lệ nhập viện và tử vong ở bệnh nhân tim mạch, 58% ở bệnh nhân đái tháo đường, và 70% ở người mắc COPD.
Trẻ 6 tháng đến dưới 9 tuổi tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 4 tuần, và tiêm nhắc lại hằng năm. Trẻ từ 9 tuổi trở lên tiêm 1 mũi mỗi năm để duy trì hiệu quả phòng bệnh. Ảnh: Giang Huy
Tiêm vaccine là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa cúm và biến chứng nguy hiểm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tiêm vaccine giúp giảm 70-80% tỷ lệ tử vong do cúm và bảo vệ 80-90%. Vaccine giảm 35% tỷ lệ nhập viện và tử vong ở bệnh nhân tim mạch, 58% ở bệnh nhân đái tháo đường, và 70% ở người mắc COPD.
Trẻ 6 tháng đến dưới 9 tuổi tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 4 tuần, và tiêm nhắc lại hằng năm. Trẻ từ 9 tuổi trở lên tiêm 1 mũi mỗi năm để duy trì hiệu quả phòng bệnh. Ảnh: Giang Huy
Lê Nga - Giang Huy