Bác sĩ Trương Thục Thanh, Trưởng Khoa Thần kinh, Bệnh viện Trung Sơn, Chiết Giang, Trung Quốc cho biết, kể từ đầu mùa hè năm nay, khi nhiệt độ tăng cao, khoa đã tiếp nhận điều trị cho rất nhiều bệnh nhân bị đột quỵ. Đáng nói, ngoài người trung niên, người cao tuổi thì còn có cả các bệnh nhân trẻ đến viện cấp cứu vì căn bệnh này.

Bác sĩ Trương Thục Thanh cho biết việc người trung niên, cao tuổi bị đột quỵ không hiếm gặp do đây là nhóm có nguy cơ cao, thường mắc bệnh lý nền. Tuy nhiên, hiện nay, đột quỵ xuất hiện cả ở bệnh nhân trẻ tuổi. Đây là dấu hiệu đáng báo động.

Nhầm đột quỵ là bệnh tuổi già

Bác sĩ Trương Thục Thanh cho biết, 1 tháng trước, khoa tiếp nhận điều trị cho trường hợp bệnh nhân nam, 68 tuổi. Bệnh nhân nhập viện do có các dấu hiệu như phản ứng chậm, mất trí nhớ, chân tay yếu và nói ngọng. Lúc đầu, bệnh nhân cho rằng bản thân mắc bệnh tuổi già, cơ thể và não bộ bị lão hóa nên không đi khám. Khi tình trạng này kéo dài và ngày càng trầm trọng, bệnh nhân mới được người thân đưa đi khám.

Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, bác sĩ Trương Thục Thanh phát hiện bệnh nhân bị đột quỵ nhẹ, một phần mạch máu não bị tắc nghẽn do cục máu đông. Ngoài ra, bác sĩ cũng phát hiện động mạch cảnh ở phần cổ bên trái của bệnh nhân bị tắc hẹp, gây ảnh hưởng tới lưu lượng máu lên não.

Bác sĩ Trương Thục Thanh nói: “Nếu không phẫu thuật can thiệp kịp thời, tình trạng thiếu máu lên não sẽ trở nên trầm trọng và bệnh nhân có nguy cơ cao tử vong do đột quỵ”.

Bệnh nhân sau đó đã được chỉ định phẫu thuật loại bỏ cục máu đông và đặt stent động mạch cảnh.

Bác sĩ Hồ Tân Bình, phó trưởng Khoa Thần kinh, Bệnh viện Trung Sơn, người trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật cho bệnh nhân chia sẻ: “Ca phẫu thuật diễn ra thành công. Sau phẫu thuật, bệnh nhân đã có thể nói chuyện rõ ràng và đang tập đi lại. Bệnh nhân sẽ được xuất viện trong một vài ngày tới”.

1723277881653330109416-1723298841457-17232988416251483204348.jpg

Bác sĩ Hồ Tân Bình (đứng bên phảI) đang phẫu thuật cho bệnh nhân. (Nguồn: QQ)

Nam sinh đột quỵ ở tuổi 19

Bác sĩ Hồ Tân Bình cho biết, trong những năm gần đây, bệnh viện cũng ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân trẻ, dưới 40 tuổi nhập viện vì đột quỵ.

Mới đây, bác sĩ Hồ Tân Bình cũng vừa tiếp nhận điều trị là một nam sinh viên đại học, 19 tuổi bị đột quỵ.

Bác sĩ cho biết, trước khi nhập viện, bệnh nhân đang tận hưởng kỳ nghỉ hè ở nhà, thường chơi điện tử suốt đêm. Sau 1 tháng thức đêm liên tục, bệnh nhân xuất hiện tình trạng đau đầu, mệt mỏi bất thường, tay chân yếu sức. Lúc đầu, bệnh nhân nghĩ do mình thức đêm chơi game nhiều, bị mệt mỏi quá độ nên không mấy bận tâm.

Tuy nhiên, buổi sáng ngày nhập viện, bệnh nhân tỉnh dậy và không thể cử động tay chân, nửa bên mặt tê rần, đầu đau dữ dội, nói ngọng. Bệnh nhân sau đó đã được gia đình phát hiện và đưa đến viện cấp cứu. Kết quả chụp CT não cho thấy bệnh nhân bị đột quỵ nhồi máu não.

“Do bệnh nhân được đưa đến viện cấp cứu trong khoảng thời gian vàng nên bệnh chưa diễn biến nghiêm trọng. Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc chống tập kết tiểu cầu để loại bỏ cục máu đông. Tình trạng của bệnh nhân đã dần ổn định sau hơn mười ngày điều trị”, bác sĩ Hồ Tân Bình chia sẻ.

base64-1723278085526312790048-1723298842199-1723298842322278802233.jpeg

Nam sinh 19 tuổi bị đau đầu dữ dội, được chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não. (Ảnh minh họa)

Hai bệnh nhân cùng mắc 1 sai lầm giống nhau

  • avatar1723274082750-1723274083170183156166-0-10-280-458-crop-172327413705234558262.jpg

    Chàng trai 19 tuổi đã đột quỵ, bác sĩ tức giận hét: “Có 5 thói xấu thì mình đồng da sắt cũng không chịu nổi”

Bác sĩ cho biết, điểm chung của cả 2 ca bệnh trên là đều xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ trước một khoảng thời gian. Tuy nhiên, cả hai bệnh nhân đều chủ quan, không đi khám để tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị sớm. Kết quả khiến cơn đột quỵ khởi phát.

“Chỉ vì không nhận biết sớm các dấu hiệu của đột quỵ mà rất nhiều bệnh nhân đã bỏ lỡ cơ hội điều trị tốt nhất. Điều này có thể làm tăng nguy cơ tàn tật, thậm chỉ là tăng tỉ lệ tử vong ở người bệnh”, bác sĩ Hồ Tân Bình nói.

Chuyên gia khuyến cáo, khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: lệch mặt, yếu liệt một bên mặt, yếu liệt tay chân, đau nhức đầu dữ dội, nhìn mờ, nói ngọng, nói dính chữ,... mọi người nên đến bệnh viện khám sớm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và dự phòng đột quỵ.

Phòng ngừa đột quỵ

Bác sĩ Trương Thục Thanh khẳng định: “Đột quỵ là căn bệnh có thể phòng ngừa từ sớm”.

Theo bác sĩ Trương Thục Thanh, dù ở bất cứ độ tuổi nào, mọi người cũng nên xây dựng lối sống lành mạnh, bao gồm: bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, thường xuyên tập thể dục, ăn uống cân bằng dinh dưỡng, hạn chế thức khuya để giảm thiểu nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch.

Ngoài ra, đối với những người đã mắc sẵn các bệnh lý nền như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu,... mọi người cần kiểm soát tốt bệnh tật, tránh cho bệnh tiến triển nặng.

Cuối cùng, chuyên gia khuyên mọi người nên xây dựng thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe, phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022